Hỗ Trợ Nông Dân Nuôi Bò Sữa Ở Bến Tre

Hội nông dân (ND) huyện Ba Tri phối hợp với Phòng NNPTNT huyện vừa triển khai Dự án phát triển chăn nuôi bò sữa tại 134 hộ ND.
Đây là những hộ có từ 2 bò cái lai Sind hoặc Brahman trở lên. Các hộ này được hỗ trợ một phần tiền mua tinh trùng bò sữa HF, được hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng trại, thức ăn, chăm sóc, phòng chống dịch bệnh…
Theo chuyên gia Phòng NNPTNT huyện, các hộ tham gia dự án dùng bò cái lai F1 giống Sind hoặc Brahman lai tạo với giống bò sữa HF bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo (do sử dụng tinh trùng xác định giới tính nên bê con sinh ra 100% là bê cái).
Về hiệu quả kinh tế, hiện bê con 5 - 6 tháng tuổi giá 20 triệu đồng; 9 tháng tuổi cho sữa (mỗi ngày từ 10-12kg), từ năm thứ hai trở đi lượng sữa ổn định và tăng lên. Sau 1 năm nuôi (từ thời điểm bò bắt đầu cho sữa), lợi nhuận gấp đôi so với nuôi bò sữa và bò sinh sản, trong khi đầu tư tương đương.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến nay, diện tích lúa thu đông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp xuống giống được 143.000ha, vượt 43% so với kế hoạch và tăng 20.000ha so với cùng kỳ.

Gia đình chị Nguyễn Thị Thạch ở thôn Chùa, xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) thực hiện mô hình trồng gừng trâu dưới tán vải thiều. Hiệu quả là tiết kiệm được chi phí sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng đất.

Mới đây, Sở Nông nghiệp - PTNT tỉnh Đắk Nông đã tổ chức đoàn kiểm tra chất lượng giống cây mắc ca tại các cơ sở gieo ươm, kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh. Qua kiểm tra cho thấy, nguồn giống tại các cơ sở này tiềm ẩn nhiều rủi ro khi người dân mua giống về trồng.
Tốt nghiệp Trung cấp cơ khí và là thợ sửa chữa máy trong thời bao cấp nhưng ông Đoàn Đắc Miên tại xã Sơn Nguyên - huyện Sơn Hòa – tỉnh Phú Yên được biết đến với tên gọi là ông Miên “mía”. Biệt danh Miên “mía” gắn chặt với cuộc đời lão nông tri điền này đã hơn 20 năm.

Phát huy sự năng động của tuổi trẻ, anh Nguyễn Xuân Liêm (ấp Chánh Hưng, xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) đã thành công trong việc trồng bưởi da xanh.