Cung Ứng 60 - 70% Cá Tra Giống Cho Đồng Bằng Sông Cửu Long

Tỉnh Đồng Tháp hiện có 146 cơ sở sản xuất kinh doanh và 1.264 cơ sở ương giống thuỷ sản; đặc biệt, trong đó có 1.174 cơ sở nhân giống cá tra, sản xuất được hơn 28 tỷ cá bột và trên 2 tỷ cá tra giống. Các cơ sở không những cung ứng đủ giống cá tra trong tỉnh mà còn cung ứng 60 - 70% cá tra giống cho các tỉnh khu vực ĐBSCL.
Huyện Hồng Ngự là một trong những nơi có cơ sở sản xuất cá tra giống nhiều nhất, chiếm trên 60% số cơ sở của cả tỉnh. Hàng năm, huyện cung cấp cá tra giống cho người nuôi trong và ngoài tỉnh với số lượng hơn 15 tỷ cá bột, ươm lên cá đạt từ 650 - 750 triệu con. Cá tra giống huyện Hồng Ngự đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền. Ông Lê Văn Chiến ngụ ở xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự chủ cơ sở cá tra giống cho biết: từ 2 - 3 ngày là ông cho ra lò một mẻ cá tra bột với hơn 150.000 cá tra bột.
Có thể bạn quan tâm

Dễ trồng mà lại không hề tốn kém, tỏi là một trong những loại cây gia vị nhà nào cũng nên trồng.

Chiều 30.9, tại Hà Nội, Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2016-2020, dưới sự chủ trì của Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân.

Không chỉ “hạ nốc ao” trái cây Việt ngay trên sân nhà, trái cây Thái Lan còn chiếm luôn thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Lục Nam, toàn huyện hiện có gần 1,5 nghìn ha dẻ gần trăm năm tuổi. Năm nay sản lượng hạt dẻ ước đạt hơn 1 nghìn tấn, mang về cho người dân khoảng 20 tỷ đồng.

Đang mùa mưa lũ, chất lượng nước không đảm bảo, môi trường nuôi bị ô nhiễm, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển nhiều. Lên kế hoạch phòng trị bệnh trên cá tra nuôi thời điểm này là rất cần thiết.