Hỗ trợ mô hình sản xuất, chế biến nấm Linh chi và nấm Sò tại A Lưới

Qua gần 7 tháng triển khai, Hợp tác xã Hoàng Thiện đã hợp đồng thuê khoán chuyên môn, chuyển giao các quy trình kỹ thuật, chọn hộ dân thực hiện, đào tạo, tập huấn kỹ thuật, cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu, nhân rộng mô hình sản xuất... Đến nay, đơn vị đã thu được gần 200 triệu đồng từ sản lượng hai loại nấm. Với giá nấm sò tươi trên thị trường hiện nay trung bình 45.000 đồng/kg và nấm Linh chi 600.000 – 700.000 đồng/kg, mô hình này sẽ góp phần mở ra hướng sản xuất mới, nâng cao thu nhập cho người dân và phát triển kinh tế của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, huyện Cái Nước có tổng số hơn 2.210 hộ tận dụng gần 300 ha diện tích mương vườn để nuôi cá chình và cá bống tượng. Mô hình này phát triển mạnh ở các xã: Hưng Mỹ, Phú Hưng và Thạnh Phú.

Thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng để khắc phục điều kiện sản xuất, nâng thu nhập cho người dân TĐC Huổi Lực, xã Mường Báng, bằng nguồn vốn từ Nghị quyết 30a của Chính phủ, năm 2012, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tủa Chùa đã triển khai mô hình chuyển giao kỹ thuật trồng ngô lai LVN10.

Từ nguồn vốn sự nghiệp khuyến nông, khuyến lâm của tỉnh Bắc Kạn năm 2013, mới đây Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai mô hình trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao trên đất dốc với giống nhãn chín muộn HTM.

Bằng nguồn vốn Chương trình 135 giai đoạn II, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tủa Chùa đã thực hiện thành công mô hình chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi gà thịt thả vườn cho 60 hộ nghèo của 2 thôn Pú Ôn và Nà Áng (xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa).

Trở lại bản Hua Sa B, xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, chúng tôi nhận thấy sự đổi thay rõ ràng về cuộc sống ấm no đang hiện hữu. Những nương sắn, nương ngô cho thu hoạch thấp ngày xưa nay đã phủ kín màu xanh bát ngát của cây cà phê.