Hỗ Trợ Lãi Suất Cho Khách Hàng Mua Máy Nông Nghiệp

Thông qua việc ký kết tạo điều kiện thuận lợi để người nông dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp có thêm động lực tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ngày 7-10, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thanh Hóa (Agribank Thanh Hóa) phối hợp với Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông tổ chức Lễ ký Biên bản thỏa thuận hợp tác cho vay vốn đối với khách hàng mua máy nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Theo Biên bản thỏa thuận, tất cả các khách hàng đủ điều kiện vay vốn có nhu cầu mua máy móc, thiết bị mới thuộc danh mục chủng loại máy móc thiết bị được hưởng chính sách hỗ trợ ban hành kèm theo thông tư 08/2014/TT-BNNPTNT ngày 20/3/2014 của Bộ NN&PTNT được vay tối đa bằng 100% giá trị máy móc, thiết bị với mức lãi suất theo quy định của Agribank Việt Nam trong từng thời kỳ. Khách hàng mua máy gặt đập liên hợp có nhãn hiệu KUBOTA do Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông làm đại lý tại Thanh Hóa có nhu cầu vay vốn đều được các chi nhánh Agribank cơ sở thẩm định cho vay hỗ trợ lãi suất.
Thông qua việc ký kết giữa Agribank Thanh Hóa với các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh máy móc thiết bị nhằm hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp, đã góp phần hỗ trợ người nông dân phát triển hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao đời song.
Related news

Chưa năm nào, người trồng dưa hấu ở hai tỉnh Bắc Tây Nguyên (Gia Lai và Kon Tum) lại khó khăn như năm nay: Dưa hấu được mùa nhưng giá rớt thê thảm.

Phần lớn nhu cầu gia tăng từ nay tới 2018 sẽ đến từ lĩnh vực hóa chất. Các nhà nhập khẩu khó tính rất ưa chuộng muối Việt Nam nhờ sản xuất bằng phương pháp thủ công.

6 tháng đầu năm 2014, tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn huyện đạt 5.465,3 ha với các loại cây trồng chủ yếu như: lúa, ngô, mía và một số cây trồng khác, năng suất, sản lượng đều đạt và vượt kế hoạch. Bên cạnh đó, huyện cũng đảm bảo diện tích gieo trồng vụ chiêm xuân, tăng 0,47% so với kế hoạch; tiêu thụ tốt sản phẩm mía lưu vụ năm 2013 với giá trị đạt trên 150 triệu đồng/ha.

Giữa cánh đồng rau xanh của người dân ở thôn Giãn Dân, xã Lạc Xuân, Đơn Dương là trang trại chăn nuôi bò sữa của anh Nguyễn Hữu Tuấn. Với quy mô nuôi hơn 100 bò sữa, anh Nguyễn Hữu Tuấn được mệnh danh là “Vua bò sữa” ở xứ rau Đơn Dương.

Trao đổi với chúng tôi, TS Phạm Quý Hiệp, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hỗ trợ phát triển nông thôn, Hội Khoa học Đông Nam Á thừa nhận một thực tế đáng lo ngại với gạo Việt Nam trong khi người dân vốn đã chán ruộng, tìm đường sinh sống khác.