Hỗ Trợ Chứng Nhận Sản Phẩm Vải Thiều An Toàn Ở Bắc Giang
Ban Quản lý dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển Chương trình khí sinh học (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) phối hợp với đơn vị chuyên môn thực hiện mô hình hỗ trợ chứng nhận sản phẩm an toàn đối với vải thiều.
Theo đó, mô hình được thực hiện tại 350 hộ trồng vải ở các xã: Hồng Giang, Tân Quang, Thanh Hải, Phượng Sơn, Quý Sơn (Lục Ngạn) và Phúc Hoà (Tân Yên). Nông dân tham gia được hướng dẫn quy trình sản xuất vải thiều theo quy trình VietGAP. Khi thu hoạch, sản phẩm được cơ quan chức năng đánh giá, cấp giấy chứng nhận bảo đảm an toàn. Tổng kinh phí thực hiện mô hình 1,2 tỷ đồng từ nguồn vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á.Có thể bạn quan tâm
Từ buôn nấm, chị Nguyễn Thị Huyền, 37 tuổi, ở thôn Thượng Thuận, xã Song Phượng, huyện Đan Phượng (Hà Nội) chuyển sang trồng nấm và có những sáng tạo trong nghề.
Từ một xã có xuất phát điểm thấp khi triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), sau 5 năm xã Xuân Bảo (Cẩm Mỹ) đã thành xã điểm xây dựng NTM ở tỉnh Đồng Nai.
Không chỉ là Chủ nhiệm hợp tác xã (HTX) năng động, nhiệt tình mà anh Nguyễn Danh Đạt, sinh năm 1973, ở xã Minh Châu, huyện Ba Vì, Hà Nội còn là chủ một trang trại bò sữa với quy mô hiện đại, cho doanh thu hơn 3 tỷ đồng/năm.
Dù là loài quả lạ nhưng dưa chuột khoai tây lại cực kì dễ trồng và dễ chăm sóc như dưa chuột truyền thống. Đặc biệt, với hình dáng nhỏ xinh nên dưa chuột khoai tây còn được nhiều người trồng trong chậu, vừa làm cảnh, vừa dùng làm thực phẩm ngon miệng.
Tin từ Văn phòng Chính phủ ngày 28.9, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có ý kiến đồng ý việc xây dựng, ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 36/2014 về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra áp dụng theo trình tự, thủ tục rút gọn.