Hỗ Trợ Chứng Nhận Sản Phẩm Vải Thiều An Toàn Ở Bắc Giang

Ban Quản lý dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển Chương trình khí sinh học (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) phối hợp với đơn vị chuyên môn thực hiện mô hình hỗ trợ chứng nhận sản phẩm an toàn đối với vải thiều.
Theo đó, mô hình được thực hiện tại 350 hộ trồng vải ở các xã: Hồng Giang, Tân Quang, Thanh Hải, Phượng Sơn, Quý Sơn (Lục Ngạn) và Phúc Hoà (Tân Yên). Nông dân tham gia được hướng dẫn quy trình sản xuất vải thiều theo quy trình VietGAP. Khi thu hoạch, sản phẩm được cơ quan chức năng đánh giá, cấp giấy chứng nhận bảo đảm an toàn. Tổng kinh phí thực hiện mô hình 1,2 tỷ đồng từ nguồn vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á.Related news

Ban Quản lý vườn Quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông vừa thả con chim Già đãy trở vào vườn Quốc gia Tràm Chim, sau hơn một tháng chăm sóc, nuôi dưỡng.

Nhiều hội viên nông dân ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành cảm phục mỗi khi nhắc đến ông Phan Văn Thành (SN 1939), nông dân sản xuất giỏi nhiều năm liền của xã bởi sự năng động, nhiệt tình trong công tác Hội Nông dân, nhạy bén trong phát triển kinh tế.

Vụ lúa đông xuân năm nay, 40 hộ dân trong Tổ sản xuất giống ấp 2, xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười rất phấn khởi khi thu hoạch lúa trúng mùa, trúng giá. Đó chính là kết quả mà những hộ nông dân này gặt hái được khi tham gia cánh đồng liên kết sản xuất giống với Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, ông Phan Văn Nguyên ở ấp 2, xã Phương Trà, huyện Cao Lãnh từng bước xây dựng mô hình trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục Dự án “Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam”, vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB).