Hỗ Trợ 3 Địa Phương Phòng, Chống Dịch Bệnh
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) vắc xin, hóa chất sát trùng thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ 3 địa phương phòng, chống dịch bệnh.
Cụ thể, hỗ trợ tỉnh Bạc Liêu 100 tấn hóa chất sát trùng Chlorine; tỉnh Lạng Sơn 15.000 liều vắc xin LMLM tam giá và 15.000 lít hóa chất sát trùng Benkocid; tỉnh Hà Giang 10.000 lít hóa chất sát trùng Han - Iodine.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc xuất cấp, quản lý và sử dụng số hóa chất nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành.
* Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ Tài chính xuất cấp (không thu tiền) 1000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Lạng Sơn để cứu đói cho nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 2 gây ra.
UBND tỉnh Lạng Sơn có trách nhiệm sử dụng số gạo được cấp nêu trên hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng. Trường hợp tiếp tục khó khăn, tỉnh Lạng Sơn báo cáo các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính để đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét tiếp tục hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm
Nguyên nhân gây tôm sú và tôm thẻ chân trắng chết sớm xảy ra hàng loạt ở các tỉnh thời gian qua do Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS), trong đó có nhiễm vi khuẩn Vibrio.
Công ty TNHH giống cây trồng Kim Hưng Phú đầu tư hơn 260 triệu đồng, trồng 25.000 gốc dưa giống Hoàng Kim và Tú Thanh, trên 2ha đất thuê của nông dân thôn Tuấn Tú, xã An Hải , huyện Ninh Phước.
Hình thành từ năm 1990, Tam Nông (Đồng Tháp) là địa phương có vùng nuôi cá lóc sớm nhất và nhiều nhất của tỉnh. Năm 2012, toàn huyện có 52 hộ nuôi cá lóc với diện tích 60ha, sản lượng gần 14.000 tấn, tập trung nhiều nhất ở xã Phú Thọ gần 30ha, trở thành làng nghề truyền thống của huyện.
Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân xóm 13 phường Ỷ La Thị xã Tuyên Quang đã tích cực phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi gà thịt và vịt đẻ trứng...
Dù bị nghiêm cấm nhưng hiện nay, trên nhiều vùng nông thôn ở tỉnh Quảng Trị vẫn tồn tại nạn đánh bắt thủy sản bằng xung điện. Tình trạng đánh bắt mang tính hủy diệt này đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, hủy diệt môi sinh, tận diệt nguồn lợi thủy sản trên các sông ngòi, kênh rạch và đồng ruộng.