Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Việc Áp Dụng KHKT Vào Sản Xuất

Hiệu Quả Từ Việc Áp Dụng KHKT Vào Sản Xuất
Ngày đăng: 15/10/2014

Bà Phạm Thị Tươi, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh cho biết: Để đẩy nhanh tiến bộ KHKT vào sản xuất, đơn vị chủ động phối hợp với trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện, thị; ban nông nghiệp các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh khảo sát, đánh giá tiềm năng thổ nhưỡng, trình độ thâm canh và tập quán sản xuất của người dân; nhu cầu thị trường từng địa phương nhằm chuyển giao tiến bộ KHKT phù hợp, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của nông dân thông qua thực hiện các cuộc tập huấn, hội thảo và mô hình trình diễn.

Từ năm 2013 đến nay, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh đã tổ chức 83 lớp tập huấn, hội thảo phổ biến quy trình KHKT cho người dân, như: quy trình gieo cấy lúa bằng công cụ sạ hàng; gieo trồng các giống ngô, đậu tương chất lượng cao; nuôi lợn an toàn sinh học, gà thịt... cho trên 2.500 lượt người tham gia.

Căn cứ điều kiện thực tế từng địa phương, Trung tâm xây dựng các mô hình điểm giúp bà con có điều kiện quan sát thực tế, chứng kiến hiệu quả từ việc ứng dụng KHKT vào sản xuất để áp dụng phát triển kinh tế hộ; nâng cao nhận thức và trình độ canh tác của người dân; nhiều mô hình điểm mang lại hiệu quả kinh tế cao và trở thành “thương hiệu” cho các địa phương.

Có thể kể đến là mô hình sản xuất thử nghiệm các giống lúa lai năng suất, chất lượng cao; mô hình trồng rau sạch theo hướng VietGap, trồng nhiều giống cây ăn quả tại các xã vùng lòng chảo huyện Điện Biên; mô hình ngô lai chất lượng cao tại huyện Tuần Giáo; mô hình sản xuất đậu tương ở huyện Tủa Chùa... Từ đó giúp người dân có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống và rút ngắn thời gian xóa đói, giảm nghèo.

Huyện Điện Biên được đánh giá là địa phương tiên phong ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất và mang lại hiệu quả rõ nét nhất. Hiện nay, toàn huyện có trên 6.000ha đất nông nghiệp sản xuất chuyên canh lúa, tập trung chủ yếu tại các xã vùng lòng chảo - vùng trọng điểm sản xuất thóc gạo của tỉnh. Mỗi năm, huyện thu hoạch gần 70.000 tấn thóc, không chỉ đủ đáp ứng nhu cầu lương thực cho người dân trên địa bàn mà còn trở thành hàng hóa xuất bán ra các tỉnh bạn.

Đây là kết quả của quá trình không ngừng chuyển giao KHKT bằng cách đưa vào sản xuất thử nghiệm các giống lúa mới năng suất, chất lượng cao, từng bước cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Bà Đặng Thị Hồng, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Điện Biên cho biết: Căn cứ định hướng phát triển kinh tế của huyện và nguồn kinh phí được phân bổ hàng năm, trạm tổ chức thực hiện các mô hình thí điểm giống lúa mới Bắc thơm số 7, HT số 1, KV 10 để lựa chọn, bổ sung cơ cấu giống lúa trên địa bàn.

Công tác tập huấn KHKT cho người dân được chú trọng tổ chức thực hiện. Mỗi vụ sản xuất, Trạm phối hợp với các xã thực hiện mô hình trên địa bàn tổ chức tập huấn, chia thành 3 đợt để hướng dẫn người dân sản xuất đúng quy trình kỹ thuật, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa.

Từ năm 2012, các mô hình “3 giảm, 3 tăng” trong sản xuất lúa phát huy hiệu quả rõ rệt. Mỗi năm, người dân trên địa bàn huyện Điện Biên tiết kiệm gần 10 tỷ đồng từ việc giảm giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nhưng năng suất và sản lượng lúa tăng. Năng suất lúa bình quân năm 2013 đạt 61,4 tạ/ha, tăng 3,3 tạ/ha so với năm 2012.

Cùng với đó, phong trào cơ giới hóa nông nghiệp được triển khai thực hiện; 100% diện tích lúa vùng lòng chảo Điện Biên được cơ giới hóa khâu làm đất. Chị Vũ Thị Thúy, đội 11, xã Thanh Xương cho biết: Gia đình tôi có khoảng 4.000m2 ruộng. Trước đây, chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm nên tốn nhiều chi phí, năng suất thấp. Những năm gần đây, được tham gia các lớp tập huấn do huyện, xã tổ chức đã giúp tôi nắm được quy trình sản xuất, cách thức phát hiện và phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa.

Đặc biệt, sau khi tham gia mô hình “3 giảm, 3 tăng”, được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng” đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, mỗi vụ lúa tôi tiết kiệm khoảng 50% chi phí sản xuất và năng suất cũng tăng lên so với trước đây.


Có thể bạn quan tâm

Hợp Tác Xã Bò Sữa Long Tân (Dầu Tiếng) Đồng Hành Cùng Người Chăn Nuôi Hợp Tác Xã Bò Sữa Long Tân (Dầu Tiếng) Đồng Hành Cùng Người Chăn Nuôi

HTX bò sữa Long Tân (xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) thành lập ngày 6-8-2013, trên cơ sở tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa Long Tân. Sau 1 năm thành lập, HTX đã có bước chuyển mình. Đàn bò sữa của HTX hiện có khoảng 420 con, trong đó có 280 con đang cho sữa, thuộc 44 hộ chăn nuôi.

09/07/2014
Trái Cây, Rau Củ... Sang EU, Ấn Độ Trái Cây, Rau Củ... Sang EU, Ấn Độ

Thay vì chỉ tập trung vào một thị trường Trung Quốc, thời gian gần đây, nhiều hiệp hội, doanh nghiệp, thương lái... ở nhiều lĩnh vực đang tăng tốc chủ động lên những kế hoạch khá bài bản để mở rộng sang những thị trường khác.

17/06/2014
Hậu Giang Chủ Động Phòng, Chống Sâu Bệnh Trên Mía Hậu Giang Chủ Động Phòng, Chống Sâu Bệnh Trên Mía

Thời tiết nắng, mưa xen kẽ như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát triển trên cây mía. Hiện toàn tỉnh Hậu Giang đã ghi nhận hơn 180ha mía bị nhiễm sâu bệnh, do đó để hạn chế diện tích lây lan và đảm bảo vụ mía đạt thắng lợi thì công tác phòng, chống sâu bệnh đang là vấn đề cần quan tâm hiện nay.

09/07/2014
Mất Tiền Tỷ Vì Bỏ Phụ Phẩm Nông Nghiệp Mất Tiền Tỷ Vì Bỏ Phụ Phẩm Nông Nghiệp

Mỗi năm, ĐBSCL có khoảng 23 triệu tấn rơm, 4,6 triệu tấn trấu và 2,3 triệu tấn cám được thải ra trong quá trình sản xuất, chế biến gạo. Tuy nhiên, chỉ phần nhỏ phụ phẩm này được tận dụng trồng nấm, làm thức ăn gia súc, còn lại nông dân thường bỏ đi, lãng phí tiền tỷ mỗi năm.

09/07/2014
Nhật Bản Giúp Ngư Dân Việt Nam Đưa Cá Ngừ Sang Thị Trường Mỹ Nhật Bản Giúp Ngư Dân Việt Nam Đưa Cá Ngừ Sang Thị Trường Mỹ

Không chỉ hỗ trợ nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương, Công ty Kato Hitoshi General (Nhật Bản) còn cam kết giúp ngư dân Bình Định xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Mỹ.

17/06/2014