Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả từ mô hình trồng đậu phộng trái mùa

Hiệu quả từ mô hình trồng đậu phộng trái mùa
Ngày đăng: 27/05/2015

Gia đình chị Đặng Thị Cẩm Vân, phường Phước Thới, quận Ô Môn là một trong những hộ nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp từ trồng lúa sang trồng đậu phộng. Đặc biệt, những vụ đậu phộng mùa khô đã đem lại năng suất và chất lượng khá ổn định cho gia đình.

"Canh tác đậu phộng trái mùa không phải là mô hình mới, nhưng không phải chỗ nào cũng trồng được", chị Vân chia sẻ. Tận dụng triệt để nguồn đất cát tơi xốp, phì nhiêu và địa hình khu vực có nhiều kênh rạch, ao hồ thuận lợi cho công tác tưới tiêu, chị Vân và nhiều hộ nông dân khác trên địa bàn đã không ngần ngại quyết định tìm ra lời giải cho bài toán khó mang tên "được mùa mất giá" trên cây đậu phộng.

Cũng theo chị Vân, cây đậu phộng trái vụ thực chất không khác cây đậu phộng chính vụ, chỉ khác ở điểm, cây đậu phộng trồng chính vụ ít tốn công chăm sóc hơn trồng trái vụ. Bởi lẽ, đậu phộng là loài cây dễ trồng, cần nhiều nước. Có thể nói, năng suất của vụ đậu phộng tùy thuộc vào lượng nước cung cấp có đầy đủ hay không. Chính vì thế, một trong những yêu cầu chính để canh tác có hiệu quả cây đậu phộng vào mùa khô chính là phải đặc biệt chú ý đến hệ thống thủy lợi, nguồn nước tưới tiêu.

Từ những kinh nghiệm trong canh tác, chị Vân đã tính toán và chia vụ đậu phộng thành nhiều đợt khác nhau trong năm để thu thêm lợi nhuận. Sở hữu hơn một ha đất ruộng, trung bình mỗi năm, ruộng đậu phộng của chị cho ba vụ thu hoạch. Trồng đậu phộng chính vụ cho sản lượng cao nhưng giá bán lại thấp, có khi chưa đến 20.000 đồng/kg. Ngược lại, mặc dù trái vụ nhưng trồng đậu phộng mùa khô luôn cho năng suất và chất lượng khá cao, sản lượng vẫn đạt từ bốn đến năm tấn/ha. Thương lái thu mua tại ruộng với giá từ 22.000 đến 25.000 đồng/kg, có lúc lên tới 28.000 đồng/kg, cao hơn từ 2.000 đến 5.000 đồng/kg so với trồng chính vụ. Sau khi trừ hết tất cả các chi phí, chị Vân thu lãi gần 40 triệu đồng/ha.

Bên cạnh đó, thân đậu phộng cũng được tận dụng bán để làm thức ăn cho bò, góp phần tăng thêm thu nhập. Bình quân, nông dân thu thêm hơn ba triệu đồng/ha. Đậu phộng là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, ít bệnh, ít vốn. Bứt phá và sáng tạo bằng việc tìm ra hướng đi mới trong canh tác, nông dân trồng đậu phộng trái vụ đã phần nào tìm ra lời giải cho bài toán khó mang tên "được mùa mất giá". Hướng đi riêng này đã giúp người nông dân vươn lên làm giàu.


Có thể bạn quan tâm

Kiếm trăm triệu mỗi năm từ cây bóng mát Kiếm trăm triệu mỗi năm từ cây bóng mát

Đã gần 20 năm nay, địa chỉ “Huy Veo” ở thôn An Hòa, xã Tản Lĩnh (Ba Vì, Hà Nội) chuyên cung cấp cây bóng mát, cây công trình của ông Nguyễn Văn Veo trở nên thân quen đối với nhiều cơ quan, đơn vị, các khu du lịch trong vùng.

05/06/2015
Người trồng rau VietGAP được hỗ trợ thế nào? Người trồng rau VietGAP được hỗ trợ thế nào?

Anh Nguyễn Văn Toàn (Hà Giang) hỏi: Đề nghị cho biết chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cơ sở trồng rau an toàn tiêu chuẩn VietGAP?

05/06/2015
Giống lúa TBR 225 hấp dẫn nhà nông Giống lúa TBR 225 hấp dẫn nhà nông

Có mặt trên cánh đồng thôn Phú Mỹ (xã Đình Tổ, Thuận Thành, Bắc Ninh) những ngày cuối tháng 5, các đại biểu và bà con nông dân tham gia hội thảo đánh giá chất lượng TBR 225 đều vui mừng vì đã tìm ra được giống lúa có chất lượng gạo ngon và năng suất rất cao.

05/06/2015
Một số ý kiến về tái cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta Một số ý kiến về tái cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta

Việt Nam đang tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập vừa mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đưa đến không ít thách thức đối với nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Để tận dụng tối đa cơ hội, vượt qua thách thức, ngành nông nghiệp đang ra sức tái cơ cấu nhằm nâng cao giá trị sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh.

05/06/2015
Mô hình nuôi lươn không bùn ở Cẩm Khê Mô hình nuôi lươn không bùn ở Cẩm Khê

Thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp cận đô thị, huyện Cẩm Khê đã đưa mô hình nuôi lươn không bùn vào nuôi ở 2 xã Sai Nga và Đồng Cam mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là mô hình của ông Nguyễn Quốc Khải ở khu Đồng Kệ xã Đồng Cam và chị Nguyễn Thị Thủy ở khu 5 xã Sai Nga, nuôi lươn trên bể xi măng lót bạt không bùn để cung ứng cho thị trường sản phẩm lươn sạch.

05/06/2015