Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Chuối Tiêu Hồng

Mô hình trồng chuối tiêu hồng bằng phương pháp cấy mô do UBND xã Vĩnh Quang (huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định) thực hiện tại thôn Định Trường, với diện tích 1 ha, có 5 hộ tham gia. Các hộ dân được hỗ trợ 100% giá giống, phân bón và được tập huấn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh...
Kết quả, so với giống chuối tiêu địa phương thì chuối tiêu hồng trồng bằng cây con từ phương pháp nuôi cây mô tế bào ít bị sâu bệnh, có khả năng tăng năng suất 15 - 20%; cây con trồng trong túi bầu nhỏ gọn, dễ vận chuyển, tỉ lệ sống cao, sinh trưởng nhanh, đồng đều; điều chỉnh được thời vụ, ra hoa đồng nhất, số buồng chuối đạt bình quân 75 buồng/sào, mỗi buồng chuối có từ 8 - 10 nải, khi chín có màu vàng sáng đẹp, chất lượng thơm ngon.
Hộ ông Cao Thanh Quý trồng 4 sào chuối, nhờ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nên cây chuối phát triển tốt, 100% cây đều ra buồng. Theo ông Quý: Ưu điểm của giống chuối nuôi cấy mô là dễ trồng, cây sinh trưởng, phát triển mạnh, ít sâu bệnh, nhanh cho thu hoạch.
Chỉ vài tháng sau khi trồng, cây chuối tiêu hồng tỏ ra rất phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở đây, sau 10 tháng trồng đã cho thu hoạch lứa đầu và đem lại thu nhập khá cao. Đến thời điểm này tôi đã bán được hơn 20 buồng chuối và thu về 2 triệu đồng.
Ông Trịnh Bảo Luân, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Quang, cho biết: Thổ nhưỡng ở Vĩnh Quang phù hợp với việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả ngắn và dài ngày. Người dân địa phương luôn mong muốn tìm được giống cây phù hợp để sản xuất mang tính chất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế. Việc thực hiện thành công mô hình chuối tiêu hồng là một bước tiến mới trong việc xác định loại cây trồng phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.
Related news

Có thể nói, nhiều địa phương ven biển ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung, con tôm rất được kỳ vọng để giúp người dân đổi đời, giúp địa phương phát triển kinh tế. UBND xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) thừa nhận, hồi trước đời sống người dân vùng này rất cơ cực, cứ mãi thiếu trước hụt sau, bởi sản xuất nông nghiệp không hiệu quả.

Ba xã miền núi, vùng cao: Đông Giang, Đông Tiến, La Dạ huyện Hàm Thuận Bắc có 721 ha bắp lai bị khô héo, thiệt hại trên 1,2 tỷ đồng. Trong khi đó, ở các xã Hòa Thắng, Phan Lâm, Phan Sơn huyện Bắc Bình 687 ha đậu phụng, bắp lai, cây lâm nghiệp của hơn 400 hộ xuống giống 2 tháng gặp phải khô hạn, héo úa, không lên nổi; thiệt hại gần 1,3 tỷ đồng.

Chiều! Mực nước sông Hậu vừa rún ròng, cũng là lúc “ngư phủ” dong xuồng bủa lưới bắt cá. Đang ở cuối mùa đánh bắt cá bông lau nên bà con chuyển sang giăng lưới cá thu. Cứ thế, cuộc sống mưu sinh trên sông nước xoay vòng theo năm tháng.

Theo tìm hiểu của PV, trên thị trường đang có 3 loại giống cây mắc ca ghép không đảm bảo chất lượng.

Để phát triển vùng nguyên liệu mắc ca với diện tích 22.000 ha trong giai đoạn 2015-2020, tỉnh Lâm Đồng sẽ cần khoảng 3,9 triệu cây giống, với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 234 tỷ đồng.