Hiệu quả từ mô hình nuôi chồn mướp

Được biết, lúc đầu ông Đấu nuôi chỉ với số lượng 2 con, sau 5 năm mạnh dạn nghiên cứu, đầu tư, ông Đấu đã phát triển số lượng chồn mướp lên tới 37 con (có 30 con chồn đẻ, 7 con chồn đực).
Chồn mướp là loại động vật dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là các loại cá trong vuông cùng các loại trái cây chín. Mỗi năm, chồn mướp sinh sản từ 2 - 3 lứa, mỗi lứa Chồn mướp đẻ 2 đến 3 con.
Chồn con được hộ nuôi mua với giá 2 triệu đồng/con, riêng chồn thương phẩm được các nhà hàng thu mua có giá từ 1 triệu đến 1,2 triệu đồng/kg, mỗi năm ông Đấu bán ra thị trường gần 150 con chồn con, khoảng 20 chồn mướp thịt.
Với mô hình nuôi Chồn mướp, ông Đấu không những cải thiện điều kiện kinh tế gia đình, mà còn giúp địa phương có thêm nghề mới, mà chi phí chăn nuôi thấp nhưng đem lại nguồn kinh tế hiệu quả cao, góp phần nâng cao đời sống, vươn lên khá giàu qua việc xây dựng được nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Từ khi điện lưới quốc gia xuyên biển được kéo ra đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), nông dân đã mạnh dạn đầu tư vốn liếng kéo điện ra đồng phục vụ sản xuất hành tỏi.

Nông dân ở tỉnh Đắk Nông đang đổ xô chuyển sang trồng tiêu bất chấp khuyến cáo của chính quyền địa phương về những hệ lụy của tình trạng này.

Cục Trồng trọt vừa có Công văn gửi Sở NN-PTNT các tỉnh miền Bắc về việc chỉ đạo thu hoạch lúa hè thu, bảo vệ lúa mùa; chỉ đạo quyết liệt sản xuất vụ đông 2015.

Ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai, thời gian qua tỉnh rất chú trọng trong việc đưa những kỹ thuật mới, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

Hiện toàn tỉnh Quảng Bình có 7 cơ sở sản xuất tôm giống để cung ứng cho các hộ nuôi tôm trên địa bàn. 8 tháng năm 2015, các cơ sở này đã sản xuất hơn 1,3 tỷ tôm giống.