Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Đối Mực

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư (KNKN) Bình Định đã triển khai thực hiện mô hình “Nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái” tại khu thực nghiệm nuôi trồng thủy sản thuộc Khu sinh thái Cồn Chim- đầm Thị Nại (thuộc địa bàn thôn Huỳnh Giản Nam, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước).
Mô hình có quy mô mặt nước 5.000 m2 và 1 hộ nuôi, số lượng cá giống được thả nuôi 5.000 con. Ngoài ra, Trung tâm cũng phối hợp với Trạm Khuyến nông Tuy Phước triển khai 1 điểm mô hình tương tự tại xã Phước Sơn.
Chủ hộ tham gia thực hiện mô hình được Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí mua cá giống, 50% kinh phí vật tư thức ăn. Kết quả sau 7 tháng nuôi, tỉ lệ cá sống đạt 90%, tăng trọng nhanh, đạt trọng lượng bình quân 0,4 - 0,5 kg/con. Với sản lượng cá tại mỗi mô hình ước đạt 1.800 kg, với giá bán thời điểm hiện nay là 80.000 đồng/kg, tổng thu 144 triệu đồng, sau khi trừ chi phí người nuôi lãi ròng hơn 55 triệu đồng.
Cá đối mục là đối tượng nuôi mới, có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi, thích nghi tốt với các biến động của môi trường, đồng thời có khả năng làm sạch môi trường, phù hợp với các ao nuôi tôm suy thoái không thể nuôi tôm. Năm 2012, Trung tâm KNKN đã nuôi thử nghiệm tại Phù Cát, bước đầu đạt kết quả khá tốt. Vừa qua, Trung tâm KNKN cũng đã triển khai 2 điểm mô hình tại xã Phước Thuận với quy mô 5.000 m2/điểm, cá đang sinh trưởng và phát triển tốt, tỉ lệ cá nuôi sống đạt hơn 90%, cá phát triển tăng trọng nhanh và hiện nay chưa thấy phát sinh dịch bệnh.
Việc thực hiện thành công mô hình “Nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái” mở ra hướng phát triển đối tượng nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao trong nuôi trồng thủy sản, góp phần cải thiện môi trường ao nuôi tôm bị suy thoái; đồng thời có thể xem như có thêm đối tượng nuôi mới bổ sung cho mô hình nuôi tổng hợp tôm-cua-cá, góp phần tăng hiệu quả kinh tế, đảm bảo tính bền vững trong nuôi trồng thủy sản ở các vùng nuôi tại Bình Định.
Tuy nhiên, theo bà con nông dân, vấn đề bà con băn khoăn nhất là hiện tại nguồn cá giống phải mua từ các tỉnh phía Bắc, không chủ động, thời gian nuôi kéo dài, vào mùa mưa (tháng 9-12 hàng năm) môi trường nước không ổn định, cá thường mắc bệnh lở loét gây thiệt hại, cần có biện pháp khắc phục có hiệu quả. Mặt khác, đây là đối tượng nuôi mới, đầu ra chưa ổn định, nên bà con vẫn còn e ngại khi phát triển nuôi cá đối mục.
Có thể bạn quan tâm

Dự kiến cuối năm nay anh sẽ thu hơn 1,2 tấn cá. Với giá bán hiện nay là 500 - 600 nghìn đồng/kg, tiền lãi hơn 200 triệu đồng.

Là người đầu tiên nghiên cứu và phát triển kỹ thuật gieo mạ sân, sau hơn mười năm kể từ ngày bắt đầu lăn lộn cùng cây lúa, giờ đây ông Tám Công đã là cây đa, cây đề lớn nhất trong lĩnh vực này. Mạ sân giờ đây không chỉ đem lại sự tiện lợi, nhàn nhã, tối ưu hoá chi phí, mà còn đem lại cho người nông dân sự khởi đầu thuận lợi cho việc đảm bảo một vụ mùa thành công, bội thu

Thời điểm này, nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang tìm về Viện Khoa học Kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên (Đak Lak) để mua cây giống chuẩn bị trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Tuy nhiên, bà con khó phân biệt đâu là cây giống thật đâu là cây giống giả, bởi hầu hết các cơ sở bán cây giống này đều mang chung một thương hiệu “Ea Kmat”.

Mô hình trồng thâm canh cây cam xen ổi do Huyện đoàn Thanh Chương phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm rau, hoa, quả Gia Lâm thuộc Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương xây dựng đã bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực

Sau khi tăng lên mức giá cao nhất 21.000 đồng/kí lô gam cách đây hơn 1 tuần, hiện giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL tiếp tục tăng thêm 1.000 – 1.500 đồng/kí lô gam, lên mức giá 22.500 đồng/kí lô gam.