Hiệu quả từ mô hình áp dụng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ cá tra
Nuôi cá tra theo chuỗi giúp nông dân và doanh nghiệp đều hưởng lợi
Ấp ủ từ lâu nhưng đến đầu năm 2007 ông Nguyễn Văn Phú mới quyết định khởi nghiệp nghề nuôi cá tra trên diện tích 1,2ha.
Ông Phú cho biết, khởi đầu gặp nhiều khó khăn do chưa nắm bắt kỹ thuật nuôi, vay vốn ngân hàng không thuận lợi, mua thức ăn phải trả tiền mặt, chi phí đầu tư ngày càng tăng, giá cá bấp bênh, doanh nghiệp thu mua ép giá, chậm trả tiền...
Trước tình hình đó, ông nghiệm ra rằng, muốn nuôi cá tra bền vững phải có đầu vào và đầu ra ổn định.
Sau những vụ nuôi gian nan, qua tìm hiểu thấy một số hộ xung quanh nuôi gia công ổn định được đầu ra, nên ông quyết định liên kết với Công ty TNHH Hùng Vương.
Đến năm 2010, ông liên kết với Công ty Sao Mai và tăng diện tích sản xuất lên 2,8ha.
Về hình thức, khi liên kết với doanh nghiệp, ông Phú cho hay chỉ cần chuẩn bị ao, con giống có chất lượng tốt, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, hạn chế dịch bệnh; phía doanh nghiệp chịu trách nhiệm giao thức ăn cho đến khi thu hoạch với hệ số thức ăn là 1,52.
Ngoài ra, khi có dịch bệnh xảy ra, công ty sẽ cử cán bộ kỹ thuật xuống hỗ trợ phòng trị bệnh.
Như vậy, trừ đi các khoản chi phí thì người nuôi lợi nhuận từ 500 - 1.000 đồng/kg cá thương phẩm.
Tuy nhiên, qua nhiều năm liên kết hợp đồng với công ty, ông nhận thấy vẫn còn một số bất cập, đó là các điều khoản ghi trong hợp đồng thường có lợi cho bên mua (doanh nghiệp).
Cụ thể như: doanh nghiệp có quyền hủy hợp đồng, có quyền không nhận nguyên liệu khi bị ứ đọng, cá quá lứa làm tăng hệ số thức ăn; thời gian chi trả lợi nhuận thường bị kéo dài hơn so với hợp đồng đã ký...còn người nuôi cá thì không có quyền hủy hợp đồng, luôn ở thế yếu và bị động so với doanh nghiệp.
Để tạo mối quan hệ bình đẳng và gắn kết lâu dài với doanh nghiệp, theo ông Phú, nông dân cần liên kết lại thành nhóm (tổ hợp tác, hợp tác xã) để thương lượng, ký kết hợp đồng một cách bình đẳng với doanh nghiệp trên cơ sở chia sẻ lợi nhuận hài hòa giữa 2 bên.
Song song đó, nông dân rất cần được hỗ trợ từ các ngành chức năng, các bên có liên quan trong vấn đề thông tin thị trường, về pháp lý, cách xây dựng hợp đồng đôi bên cùng có lợi.
Ngoài ra, cần quản lý chặt chẽ chất lượng con giống, đây là khâu rất quan trọng trong nghề nuôi cá tra, bởi nó quyết định thành công của một vụ nuôi cũng như sự phát triển bền vững của liên kết sản xuất...
Có thể bạn quan tâm
Nghề làm nhang (hương) tại xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) đã tồn tại từ rất lâu. Nhưng trước đây do người dân chủ yếu sản xuất bằng phương pháp thủ công nên năng suất thấp, cuộc sống người làm nhang cũng vì thế mà không ổn định.
Ông Lê Thanh Triều, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện U Minh, tỉnh Cà Mau cho biết người dân trong huyện rất phấn khởi vì trúng mùa cá đồng, kèm theo đó là giá cá đồng cũng tăng mạnh.
Vào ngày 15 tháng 3 năm 2011, Chi cục Thủy sản Đồng Tháp đã tổ chức buổi hội thảo “Bàn giải pháp nâng cao tỷ lệ sống trong ương giống cá tra”. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp, Chi cục Thủy sản các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và các doanh nghiệp.
Thấy nuôi cá kiểng hiệu quả, năm 1987, ông mua 1.500m2 đất ở xã Bình Hưng để nuôi. Năm 1995, do khu đất này quy hoạch thành khu dân cư, ông về xã Phong Phú mua 5.000m2 đất để nuôi cá kiểng.
Đối với phần đông đồng bào dân tộc, làm đủ ăn đã là khó, thế nhưng với Rơ Lan Byil ở làng H’lú, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (Gia Lai) thì thoát nghèo là “chuyện nhỏ”. Ông là gương mặt nổi trội ở làng Hlú biết cách làm giàu trên mảnh đất mà ai cũng kêu khó…