Hiệu quả từ cơ giới hóa trên cây rau tại huyện Hóc Môn (TPHCM)
Tuy nhiên, do áp lực đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển nên lao động trẻ trong nông nghiệp có khuynh hướng chuyển sang khu vực công nghiệp, dịch vụ, dẫn đến tình trạng thiếu lao động trong sản xuất nông nghiệp, giá lao động nông nghiệp tăng, làm tăng chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, tỷ lệ cơ giới hóa trên cây rau còn thấp, nông dân canh tác chủ yếu dựa vào sức lao động thủ công vừa tốn chi phí, hiệu quả kinh tế không cao, khó mở rộng diện tích canh tác.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, Trạm Khuyến nông Hóc Môn thuộc Trung tâm Khuyến nông TP. HCM đã thực hiện mô hình “Cơ giới hóa trong trồng rau”. Qui mô mô hình là 7 máy xới mini BL 550, 3 bộ máy phun thuốc cho 10 hộ canh tác rau, trong đó Trung tâm Khuyến nông TP. HCM hỗ trợ 50% chi phí đầu tư.
Kết quả sau 5 tháng thực hiện và theo dõi (tháng 11/2014 – 3/2015) được ghi nhận: Chi phí làm đất trồng rau bằng máy chỉ tốn thời gian 20 giờ, trong khi làm đất bằng sức người lao động phải tốn thời gian hơn 80 giờ/ha như vậy rút ngắn thời gian làm đất xuống hơn 4 lần. Hộ sử dụng máy làm đất BL550 tiết kiệm được 7.818.000 đồng/ha cho một lần làm đất trồng rau ăn lá, ăn quả; mỗi năm trồng 10 vụ rau số tiền tiết kiệm được 78 triệu đồng.
Giá thành sản xuất bằng máy xới đối với rau quả giảm được 14% và rau ăn lá giảm 25% so với sản xuất bằng sức người. Trước đây trong công đoạn chăm sóc rau, muốn phun thuốc bảo vệ thực vật, phân bón nông dân phải mang bình xịt, bơm tay nặng nề vất vả và tốn nhiều thời gian thì nay với việc sử dụng máy phun thuốc vừa đảm bảo nhanh, hiệu quả vừa giảm được vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Sử dụng máy phun thuốc rút ngắn thời gian phun thuốc xuống 1,5 giờ/ha (phun bằng bình bơm tay 4 giờ), giá thành sản xuất rau bằng máy phun giảm 12% so với sản xuất bằng thủ công, mỗi vụ tiết kiệm được 3.700.000đồng góp phần làm tăng năng suất rau, giảm giá thành sản phẩm.
Các hộ trồng rau nhận xét: sử dụng máy xới BL550 làm đất rất thích hợp với điều kiện canh tác rau ở địa phương, đất tơi xốp và được san phẳng hơn so với làm đất bằng tay, tạo điều kiện cây giống dễ nẩy mầm và phát triển tốt, ít sâu bệnh, đặc biệt tiết kiệm được nhiều công lao động.
Mô hình cơ giới hóa trên cây rau đã giúp người trồng rau cải thiện tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động trong nông nghiệp, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, có thể mở rộng diện tích trồng rau, tạo điều kiện áp dụng sản xuất rau theo chuẩn GAP.
Cơ giới hóa đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp đang được nhiều ban ngành chức năng khuyến khích nông dân tham gia góp phần thực hiện chủ trương công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Related news
20 năm trước, già làng Vỗ Thư đã không quản khó nhọc vào rừng tìm nhặt hạt cây bời lời về gieo trồng.
Trước tình hình cá nuôi lồng bè chết hàng loạt gần khu vực Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận vừa yêu cầu các ngành chức năng của tỉnh triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn để người dân an tâm nuôi trồng thủy sản.
Chiều 26.11, Ban tổ chức (BTC) Hội chợ công thương, nông sản miền Bắc 2015 đã họp phiên cuối cùng (ảnh) để tổ chức Hội chợ tại TP.Bắc Ninh.
Mô hình Tổ nông dân tự hùn vốn xoay vòng giúp nhau xây nhà ở kiên cố trên địa bàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.
Bạc Liêu áp dụng các mô hình 3 giảm, 3 tăng trong sản xuất lúa; luân canh tôm – lúa; nuôi sò huyết trong ao nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh; trồng măng tây… được nhiều nông dân hưởng ứng phát triển mạnh.