Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nước Lũ Lên Xuống Thất Thường Ảnh Hưởng Đến Vùng Nuôi Tôm Tam Nông (Đồng Tháp)

Nước Lũ Lên Xuống Thất Thường Ảnh Hưởng Đến Vùng Nuôi Tôm Tam Nông (Đồng Tháp)
Ngày đăng: 07/10/2014

Một số nông dân ngỡ rằng năm nay nước lớn hơn mọi năm, bởi mới giữa tháng 7 âm lịch, nước đã cao hơn cùng kỳ năm 2013 gần cả thước. Thế nhưng, bước sang đầu tháng 8 âm lịch, mực nước xuống hơn nửa thước so tháng 7. Con nước cứ diễn biến bất thường liên tục từ đầu mùa lũ đến giờ khiến các hộ nuôi tôm gặp không ít khó khăn.

Ông Nguyễn Sỹ Khánh, Trưởng Trạm Thủy sản huyện Tam Nông (Đồng Tháp) cho biết: “Mùa lũ năm nay, huyện Tam Nông có hơn 70 hộ nuôi tôm càng xanh trên diện tích 603 ha, tương đương với diện tích thả nuôi năm 2013.

Sau gần 5 tháng thả nuôi hiện một số hộ bắt đầu thu hoạch tôm trứng, dự tính đến đầu tháng 11 sẽ thu hoạch tôm thương phẩm. Tuy nhiên, cái khó của người nuôi tôm năm nay là nước lũ lên xuống thất thường khiến tôm chậm lớn, kéo theo chi phí đầu tư cho bơm nước, thuốc, thức ăn nhiều hơn”.

Ông Trần Văn Quỳ ở ấp Phú Long, xã Phú Thành B, cho biết năm nay gia đình ông có 2,4ha thả nuôi tôm, hiện đang trong giai đoạn thu hoạch tôm trứng. Tuy nhiên, do mực nước lũ năm nay lên xuống thất thường nên tôm chậm lớn hơn so với năm rồi.

“Ở thời điểm này năm ngoái tôi thu hoạch tôm tỉa bán lai rai nhưng năm nay tôm còn khá nhỏ nên chỉ chiết bán tôm trứng là chủ yếu, còn tôm thịt đến khoảng cuối tháng 10 mới thu hoạch. Tuy nhiên, dự đoán năm nay số lượng tôm thịt không cao, tôm loại 1 chỉ khoảng 5%, trong khi những năm trước loại 1 trọng lượng 100gr/con chiếm khoảng 15%” - ông Quỳ cho biết.

Theo nhận định của ngành nông nghiệp huyện Tam Nông, hiện tôm nuôi của bà con đang ở độ gần 5 tháng tuổi. Vấn đề hiện nay là người dân phải theo dõi mực nước trong ruộng tôm hằng ngày để có giải pháp ứng phó kịp thời, nhất là thời điểm nước sắp xuống, các chất hữu cơ trong đất sẽ làm bẩn nguồn nước, chất thải từ thức ăn, tôm thải ra làm cho nguồn nước bị ô nhiễm, do đó bà con cần kiểm tra kĩ nền đáy ruộng, bổ sung chất khoáng và vitamin cho phù hợp.


Có thể bạn quan tâm

Trái Cây, Rau Củ... Sang EU, Ấn Độ Trái Cây, Rau Củ... Sang EU, Ấn Độ

Thay vì chỉ tập trung vào một thị trường Trung Quốc, thời gian gần đây, nhiều hiệp hội, doanh nghiệp, thương lái... ở nhiều lĩnh vực đang tăng tốc chủ động lên những kế hoạch khá bài bản để mở rộng sang những thị trường khác.

17/06/2014
Hậu Giang Chủ Động Phòng, Chống Sâu Bệnh Trên Mía Hậu Giang Chủ Động Phòng, Chống Sâu Bệnh Trên Mía

Thời tiết nắng, mưa xen kẽ như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát triển trên cây mía. Hiện toàn tỉnh Hậu Giang đã ghi nhận hơn 180ha mía bị nhiễm sâu bệnh, do đó để hạn chế diện tích lây lan và đảm bảo vụ mía đạt thắng lợi thì công tác phòng, chống sâu bệnh đang là vấn đề cần quan tâm hiện nay.

09/07/2014
Mất Tiền Tỷ Vì Bỏ Phụ Phẩm Nông Nghiệp Mất Tiền Tỷ Vì Bỏ Phụ Phẩm Nông Nghiệp

Mỗi năm, ĐBSCL có khoảng 23 triệu tấn rơm, 4,6 triệu tấn trấu và 2,3 triệu tấn cám được thải ra trong quá trình sản xuất, chế biến gạo. Tuy nhiên, chỉ phần nhỏ phụ phẩm này được tận dụng trồng nấm, làm thức ăn gia súc, còn lại nông dân thường bỏ đi, lãng phí tiền tỷ mỗi năm.

09/07/2014
Nhật Bản Giúp Ngư Dân Việt Nam Đưa Cá Ngừ Sang Thị Trường Mỹ Nhật Bản Giúp Ngư Dân Việt Nam Đưa Cá Ngừ Sang Thị Trường Mỹ

Không chỉ hỗ trợ nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương, Công ty Kato Hitoshi General (Nhật Bản) còn cam kết giúp ngư dân Bình Định xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Mỹ.

17/06/2014
Huyện Lục Ngạn Thu 1.620 Tỷ Đồng Từ Vải Thiều Huyện Lục Ngạn Thu 1.620 Tỷ Đồng Từ Vải Thiều

Năm nay, sản lượng vải thiều Lục Ngạn tuy tăng gần gấp đôi so với năm ngoái nhưng vải không bị bán đổ, bán tháo do ngoài thị trường Trung Quốc chỉ còn chiếm tỷ lệ khoảng 1/2 lượng xuất khẩu thì vải Lục Ngạn đã tìm được một số thị trường mới như Úc, Nhật, Hàn Quốc.

09/07/2014