Hiệu quả trồng rau an toàn trong nhà lưới

Hiện nay, mô hình trồng rau trong nhà lưới, nhà màng được quan tâm đầu tư nhân rộng ở các huyện: An Phú, Chợ Mới, Phú Tân, Châu Thành và TP. Châu Đốc tạo ra những sản phẩm rau an toàn (RAT), đảm bảo chất lượng và nâng cao thu nhập cho nông dân. Năm 2015, UBND tỉnh An Giang đã thống nhất nhân rộng 20 mô hình nhà lưới giá rẻ (diện tích 500m2) và đang được ưu tiên đầu tư tại các tổ sản xuất RAT trong tỉnh nhằm hỗ trợ sản xuất RAT quy mô hàng hóa theo yêu cầu của thị trường.
Đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhân rộng 9/20 mô hình tại huyện Chợ Mới, Châu Phú, TX Tân Châu và TP. Châu Đốc, Long Xuyên; riêng Chợ Mới đang tiếp tục xây dựng 3 nhà lưới, nâng diện tích sản xuất RAT sử dụng màng phủ nông nghiệp đạt trên 1.900 héc- ta. Huyện đang tiếp tục thực hiện dự án sản xuất nhà màng ươm cây con tại xã Hội An với diện tích 1.000m2, bình quân mỗi tháng sản xuất từ 15.000 đến 20.000 cây con.
Thời gian tới, nhà màng ở Hội An còn tận dụng diện tích trống để trồng gừng, nhằm khai thác tối đa hiệu quả nhà màng. Song song đó, huyện Chợ Mới còn thực hiện 3 mô hình trồng rau màu trong nhà lưới tại xã Kiến An, chủ yếu trồng các loại: Cải xanh, cải ngọt, ngò rí, hành lá (Nhà sơ chế RAT xã Kiến An đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT).
An Phú đã xây dựng 3 nhà lưới với diện tích trên 3.000m2, 6 nhà màng với diện tích 16.000m2. Trong đó, nhà màng của hộ ông Lâm Văn Triệu 13.000m2 để gieo trồng 4 loại cây: Bầu, cải bẹ dún, khổ qua và ớt. Đối với cây bầu, mỗi vụ ông Triệu thu hoạch 6,2 tấn/2.000m2, giá bán từ 4.000 - 6.500 đồng/kg, trừ chi phí ông Triệu thu lợi nhuận trên 14 triệu đồng/vụ; cải bẹ dún mỗi vụ thu hoạch 4,5 tấn/3.000m2, giá bán 3.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lợi nhuận trên 7 triệu đồng/vụ; khổ qua mỗi vụ thu hạch 9,2 tấn/4.000m2, giá bán khoảng 3.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lợi nhuận từ 8 - 9 triệu đồng/vụ.
Để thực hiện tốt việc quy hoạch vùng sản xuất RAT, các ngành chức năng đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làm ra; tổ chức tốt việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT cho các tổ sản xuất. Bên cạnh đó, thường xuyên tuyên truyền, tập huấn để nâng cao nhận thức cho nông dân và người tiêu dùng về RAT.
Các sản phẩm RAT được sản xuất tại TP. Long Xuyên, Châu Đốc và huyện Chợ Mới cung cấp cho thương lái tại chỗ, Siêu thị Co.opmart, Metro, chợ điểm bán rau an toàn và các bếp ăn tập thể. Sản lượng RAT cung cấp trung bình 1,1 - 1,5 tấn/ngày.
Có thể bạn quan tâm

Sau thời gian triển khai công tác chống dịch chổi rồng trên nhãn, đến nay có 19.130 ha nhãn ở 7 tỉnh, thành gồm: Tiền Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang, hồi phục phát triển trở lại sau cắt tỉa và phun thuốc, đạt tỷ lệ 81,4%.

Từ đầu năm 2013 đến nay, TP.Đông Hà đã phát động nhân dân sống tại 13 tuyến đường trung tâm thành phố tổ chức trồng được 927 cây lộc vừng.

Ốc càng xanh là loại ốc được nuôi để làm thức ăn cho tôm sú. Giống ốc này rất dễ nuôi, chỉ cần cung cấp đủ nước, thức ăn và hầu như không bị dịch bệnh. Một điều đặc biệt ở loại ốc này đó là muốn nuôi thì nhất thiết phải đổ vỏ của loại ốc khác xuống hồ để ốc càng xanh rời vỏ sang “ở nhờ”.

Cơ quan chức năng đã kiểm tra nguồn gốc một số loại cá bày bán tại các chợ đầu mối trên địa bàn TP. Hà Nội nhưng tiểu thương không đưa ra được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các loại cá, trong đó có cá tầm.

Ngày 8/7, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT cho biết, Cục vừa lấy mẫu kiểm tra an toàn thực phẩm đối với mướp đắng, rau ngót tiêu thụ tại 7 chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.