Hiệu Quả Trồng Bí Đỏ Xen Táo
Theo các chủ vườn thì sau tết, đốn cành táo để lại gốc cho mọc mầm và vươn cành vào mùa sau. Để tránh lãng phí đất, họ trồng bí đỏ trong vườn táo.
Dậu Dương là xã thuần nông của huyện Tam Nông (Phú Thọ) có phần lớn diện tích ruộng cạn đã được chuyển đổi sang trồng hoa màu, cây ăn quả. Cây táo lai được trồng từ lâu ở đây, mùa này dưới gốc táo, hoa màu vẫn xanh tốt nhờ sự năng động của nông dân, biết tận dụng diện tích đất trồng cây ăn quả để tránh lãng phí.
Chúng tôi đi dọc cánh đồng của xã Dậu Dương, ngoài cây đu đủ giống mới đang ra quả là những vườn táo lai bạt ngàn đang lên mầm sau khi được đốn hạ. Dưới gốc táo, những quả bí đỏ lăn lóc, chín vàng đang chờ được thu hái. Theo các chủ vườn thì sau tết, đốn cành táo để lại gốc cho mọc mầm và vươn cành vào mùa sau. Để tránh lãng phí đất, họ trồng bí đỏ trong vườn táo.
Khi táo được đốn hạ sẽ tạo ra một không gian và khoảng cách rộng, thoáng giữa các hàng táo. Vì vậy, đây là điều kiện tốt để trồng cây hoa màu, nhất là cây bí đỏ. Vào trung tuần tháng 3, tiết trời ấm áp tiến hành đào hố và đặt hom bí dọc theo diện tích đất trống giữa các hàng táo. Mỗi hom bí cách nhau từ 1,2 - 1,5 m.
Bí đỏ không kén đất, nếu gặp đất ruộng tơi xốp cộng với độ ẩm do tán cây táo tạo ra vào mùa trước sẽ giúp cây phát triển tốt. Hơn nữa, không cần nhiều phân bón, công chăm sóc. Bí đỏ rất sai quả, tỷ lệ đậu quả từ 90 - 95%. Hằng năm, vào độ tháng 4 - 5 tiến hành thu hoạch bí đỏ.
Thông thường, bí đỏ ở Dậu Dương được thu hái vào 2 đợt. 1 đợt phụ vào đầu mùa khi quả bí còn xanh để kịp bán. Đợt chính vào cuối tháng 5 khi quả bí đã già, chuyển sang màu vàng sẫm. Với giá bí hiện nay từ 5.000 - 7.000 đ/kg nông dân thu nhập từ 10 triệu đồng/sào trở lên.
Có thể bạn quan tâm
Hơn 23 năm hình thành và phát triển, nhưng nghề nuôi cá cảnh ở Tiền Giang đến nay vẫn dậm chân tại chỗ, mặc dù tỉnh có đầy đủ yếu tố cả về thiên thời và địa lợi. Nguyên nhân do đâu?
Từ đôi bàn tay trắng, vợ chồng anh Thạch Cảnh (người khmer) ở ấp Thạnh An Tư, xã Thạnh Thới Thuận, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng đã “vượt lên chính mình” để có cuộc sống sung túc...
Mùa này ra chợ, chỗ nào cũng có bán táo. Trước đây, có nhiều giống táo được bán lắm! Nhưng ít năm trở lại đây, người ta chỉ bán chủ yếu giống táo có quả to mà được gọi là đại táo. Gọi là “đại táo” cũng không ngoa.
Hàng chục năm qua, người dân nghèo ở các thôn Lập An, Loan Lý, Hót Mít, Hói Dừa… thuộc thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) chỉ biết mò cua bắt cá trên đầm Lập An để sống qua ngày.
Nhiều hộ dân ở xã Lê Minh Xuân (Huyện Bình Chánh, TP.HCM) đã thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu nhờ chuyển đổi cây trồng trong những năm gần đây.