Hiệu Quả Mô Hình Trồng Cam Sành Xen Ổi: Hạn Chế Được Sự Lây Nhiễm Của Bệnh Vàng Lá Gân Xanh Trên Cây Cam Sành Ở Trà Vinh
Năm 2010, mô hình trồng cam sành xen ổi do dự án Jica (Tổ chức phi chính phủ Nhật Bản) hỗ trợ; từ 02 mô hình vườn mẫu ban đầu, với diện tích 1,4 ha, đầu tư cho 02 hộ ở ấp Dinh An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh). Đến nay, đã phát triển nhân rộng được gần 15 ha, có 30 hộ tham gia trên địa bàn các xã Phong Phú, Tam Ngãi, Thông Hòa, An Phú Tân (huyện Cầu Kè).
Nhiều diện tích cam sành nhờ trồng ổi xen vào, đã hạn chế bệnh vàng lá
Mô hình vườn mẫu trồng cam sành xen ổi áp dụng quy trình Nhật Bản để khắc phục bệnh vàng lá gân xanh. Về đầu tư mô hình, dự án hỗ trợ toàn bộ cây giống và vật tư cho mô hình vườn mẫu trong 04 năm, mô hình nhân rộng là 02 năm; tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho cán bộ tỉnh, huyện, xã tham gia dự án và nông dân trồng cây có múi ở huyện Cầu Kè; trang bị máy móc, thiết bị cho bệnh viện cây trồng của tỉnh (đặt tại Chi cục Trồng trọt và BVTV). Theo đánh giá của ngành NN – PTNT tỉnh, kết quả bước đầu của mô hình cho thấy đã hạn chế được sự lây nhiễm của bệnh vàng lá gân xanh trên cây cam sành. Trong thời gian tới, mô hình trên sẽ được nhân rộng trong nhà vườn tại các vùng chuyên canh cây có múi của tỉnh.
Related news
“Chúng tôi hiểu tầm quan trọng của hệ thống nuôi có trách nhiệm với tác động tối thiểu đến môi trường và xã hội. Với chứng nhận ASC, chúng tôi sẽ có thể chứng minh cho khách hàng của mình thấy trại nuôi của chúng tôi được quản lý một cách có trách nhiệm. Chứng nhận ASC mang lại những cơ hội mới.”- theo ông Ngô Quốc Tuấn, phó chủ tịch Quốc Việt.
Gia đình anh Phương có 4 người, gồm vợ chồng anh, con và mẹ già. Tuy ở phường nhưng đất của anh Phương cũng chỉ là đất nông nghiệp cằn cỗi không trồng được cây gì cho ra hồn. Tổng cộng anh có 1.600m2 đất, gồm nhà ở, vườn tạp, ao cá… Còn lại 320m2 anh làm chuồng nuôi heo.
Ngày 23/10, tại TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và và Phát triển nông thôn tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đến dự có ông Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia và hơn 350 đại biểu là cán bộ nông nghiệp, bà con nông dân của 13 tỉnh ĐBSCL.
Vợ chồng đều là viên chức nhà nước, nhưng gia đình anh Trương Công Định ở tổ 7, khu phố Tân An, thị trấn Tân Phú (Đồng Phú - Bình Phước) lại thành công với mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Giá bán chim giống 500 ngàn đồng/cặp, chim thịt 100 ngàn đồng/cặp, trừ chi phí gia đình anh Định thu lãi gần 100 triệu đồng mỗi năm.
Trước tình hình đó, những ngày qua, huyện Cam Lộ đã tập trung chỉ đạo ngành chức năng cũng như chính quyền các địa phương tăng cường các biện pháp phòng chống, khoanh vùng không để bệnh lây lan ra diện rộng.