Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Hươu Ở Thành Phố Hòa Bình
Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng KH - KT vào sản xuất, trong những năm qua, Trung tâm Khuyến khích phát triển kinh tế thành phố Hoà Bình đã triển khai nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ cuối năm 2011, Trung tâm thực hiện mô hình nuôi hươu lấy nhung và hươu sinh sản trên địa bàn xã Thống Nhất. Đến nay, sau hơn 2 năm triển khai, mô hình bước đầu đã đem lại thu nhập cho các hộ tham gia.
Chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi hươu của gia đình ông Nguyễn Đức Hải ở xóm Chùa, xã Thống Nhất. Gia đình ông là một trong 3 hộ đầu tiên áp dụng mô hình nuôi hươu trên địa bàn xã. Ông Hải cho biết: Trước đây, gia đình cũng chăn nuôi lợn thả vườn. Song công việc chăn nuôi lợn vất vả, giá thức ăn tăng cao mà giá bán, đầu ra không ổn định nên ông quyết tâm chuyển đổi sang nuôi hươu.
Khi biết thành phố có mô hình nuôi hươu mới, ông mừng lắm và tự nguyện đăng ký tham gia. Khi tham gia mô hình, ông cùng các hộ khác được đi thăm quan học tập thực tế ở Nho Quan (Ninh Bình). Ngoài ra, ông còn đi thăm quan thêm các mô hình khác ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Sau khi đi thăm quan, học hỏi, từ đầu năm 2012, gia đình ông đầu tư mua 1 con hươu đực, 5 con hươu cái ở trại giống Ba Vì (Hà Nội) về nuôi.
Theo ông Hải, để thấy được hiệu quả nuôi hươu đực lấy nhung ngay từ ban đầu, gia đình ông mua hươu đực trưởng thành với tiền vốn 42 triệu đồng, 5 con cái 100 triệu đồng. Trong tổng số vốn đầu tư giống, thức ăn, thuốc thú y, Nhà nước hỗ trợ 70%. Đến nay, hươu đực đã cắt nhung được 2 lần. Lần đầu được 5 lạng, lần thứ 2 được 7 lạng. Nhung hươu cắt ra không đủ cung cấp cho thị trường. Với giá bán từ 2,5 - 3 triệu đồng/lạng, một lần cắt, riêng tiền nhung, gia đình ông cũng thu về trên 10 triệu đồng. Hươu cái đã đẻ được thêm 2 con, 3 con đang chửa. Mỗi con hươu con đẻ ra, gia đình ông lại có thêm 15 triệu đồng. ông Hải khẳng định: Đúng là không có con gì dễ nuôi như hươu.
Hệ thống chuồng trại đầu tư đơn giản, hươu có khả năng kháng bệnh cao, không tốn nhiều công chăm sóc. Nguồn thức ăn cho hươu rất phong phú, từ các loại lá cây, giống cỏ có tại chỗ và các phế phẩm nông nghiệp, đến lá xoan đắng vậy mà hươu cũng ăn. Hàng ngày, ông Hải cũng mang tải đi cắt cỏ, lá cây dọc khu vực thành phố cho hươu ăn. Trung bình mỗi ngày 1 con hươu ăn khoảng 6 kg cỏ, lá cây. Vì thế, chi phí cho thức ăn thấp, hiệu quả đem lại khá cao. Hươu chỉ cần bồi dưỡng bổ sung chất tinh bột thời kỳ hươu đực nuôi nhung, hươu cái thời kỳ sinh sản. Mỗi năm, hươu cái sinh sản 1 lần. Mùa xuân là thời kỳ thu hoạch nhung hươu. Nếu đầu tư chăm sóc tốt, hươu đực cho cắt nhung 2 lần/năm. Trong thời gian tới, ông Hải sẽ tiếp tục nhân giống để mở rộng mô hình nuôi hươu của gia đình.
Ông Đinh Xuân Hình, Giám đốc Trung tâm Khuyến khích kinh tế thành phố Hoà Bình cho biết: Không chỉ có gia đình ông Nguyễn Đức Hải, tham gia mô hình còn có gia đình ông Nguyễn Thế Cải, xóm Chùa và Nguyễn Xuân Trường, xóm Tân Sinh. Cùng với vốn đối ứng của các hộ tham gia, tổng số vốn hỗ trợ của mô hình trên 130 triệu đồng. Với sự hỗ trợ của Nhà nước, đến nay, gia đình ông Trường có 6 con, trong đó có 2 con đực, 4 con cái. Gia đình ông Cải có 1 cặp hươu, hiện con cái đang chửa. Theo đánh giá, mô hình phù hợp với điều kiện và đem lại hiệu quả rất tốt. Hầu hết các hộ nuôi hươu đều đã thu được hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, nghề nuôi hươu còn khá mới mẻ đối với người dân trên địa bàn. Để nhân rộng mô hình là việc làm không dễ vì tiền mua con giống khá lớn không phải hộ nào cũng dám mạnh dạn đầu tư khi không có sự hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, để nghề nuôi hươu phát triển theo hướng bền vững cần có chủ trương tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người chăn nuôi để đàn hươu sinh trưởng, phát triển khoẻ mạnh, sinh sản tốt, số lượng nhung hươu ổn định.Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng KH - KT vào sản xuất, trong những năm qua, Trung tâm Khuyến khích phát triển kinh tế thành phố Hoà Bình đã triển khai nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ cuối năm 2011, Trung tâm thực hiện mô hình nuôi hươu lấy nhung và hươu sinh sản trên địa bàn xã Thống Nhất. Đến nay, sau hơn 2 năm triển khai, mô hình bước đầu đã đem lại thu nhập cho các hộ tham gia.
Chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi hươu của gia đình ông Nguyễn Đức Hải ở xóm Chùa, xã Thống Nhất. Gia đình ông là một trong 3 hộ đầu tiên áp dụng mô hình nuôi hươu trên địa bàn xã. Ông Hải cho biết: Trước đây, gia đình cũng chăn nuôi lợn thả vườn. Song công việc chăn nuôi lợn vất vả, giá thức ăn tăng cao mà giá bán, đầu ra không ổn định nên ông quyết tâm chuyển đổi sang nuôi hươu. Khi biết thành phố có mô hình nuôi hươu mới, ông mừng lắm và tự nguyện đăng ký tham gia. Khi tham gia mô hình, ông cùng các hộ khác được đi thăm quan học tập thực tế ở Nho Quan (Ninh Bình).
Ngoài ra, ông còn đi thăm quan thêm các mô hình khác ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Sau khi đi thăm quan, học hỏi, từ đầu năm 2012, gia đình ông đầu tư mua 1 con hươu đực, 5 con hươu cái ở trại giống Ba Vì (Hà Nội) về nuôi. Theo ông Hải, để thấy được hiệu quả nuôi hươu đực lấy nhung ngay từ ban đầu, gia đình ông mua hươu đực trưởng thành với tiền vốn 42 triệu đồng, 5 con cái 100 triệu đồng. Trong tổng số vốn đầu tư giống, thức ăn, thuốc thú y, Nhà nước hỗ trợ 70%. Đến nay, hươu đực đã cắt nhung được 2 lần. Lần đầu được 5 lạng, lần thứ 2 được 7 lạng. Nhung hươu cắt ra không đủ cung cấp cho thị trường. Với giá bán từ 2,5 - 3 triệu đồng/lạng, một lần cắt, riêng tiền nhung, gia đình ông cũng thu về trên 10 triệu đồng. Hươu cái đã đẻ được thêm 2 con, 3 con đang chửa. Mỗi con hươu con đẻ ra, gia đình ông lại có thêm 15 triệu đồng. ông Hải khẳng định: Đúng là không có con gì dễ nuôi như hươu. Hệ thống chuồng trại đầu tư đơn giản, hươu có khả năng kháng bệnh cao, không tốn nhiều công chăm sóc.
Nguồn thức ăn cho hươu rất phong phú, từ các loại lá cây, giống cỏ có tại chỗ và các phế phẩm nông nghiệp, đến lá xoan đắng vậy mà hươu cũng ăn. Hàng ngày, ông Hải cũng mang tải đi cắt cỏ, lá cây dọc khu vực thành phố cho hươu ăn. Trung bình mỗi ngày 1 con hươu ăn khoảng 6 kg cỏ, lá cây. Vì thế, chi phí cho thức ăn thấp, hiệu quả đem lại khá cao. Hươu chỉ cần bồi dưỡng bổ sung chất tinh bột thời kỳ hươu đực nuôi nhung, hươu cái thời kỳ sinh sản. Mỗi năm, hươu cái sinh sản 1 lần. Mùa xuân là thời kỳ thu hoạch nhung hươu. Nếu đầu tư chăm sóc tốt, hươu đực cho cắt nhung 2 lần/năm. Trong thời gian tới, ông Hải sẽ tiếp tục nhân giống để mở rộng mô hình nuôi hươu của gia đình.
Ông Đinh Xuân Hình, Giám đốc Trung tâm Khuyến khích kinh tế thành phố Hoà Bình cho biết: Không chỉ có gia đình ông Nguyễn Đức Hải, tham gia mô hình còn có gia đình ông Nguyễn Thế Cải, xóm Chùa và Nguyễn Xuân Trường, xóm Tân Sinh. Cùng với vốn đối ứng của các hộ tham gia, tổng số vốn hỗ trợ của mô hình trên 130 triệu đồng. Với sự hỗ trợ của Nhà nước, đến nay, gia đình ông Trường có 6 con, trong đó có 2 con đực, 4 con cái. Gia đình ông Cải có 1 cặp hươu, hiện con cái đang chửa. Theo đánh giá, mô hình phù hợp với điều kiện và đem lại hiệu quả rất tốt. Hầu hết các hộ nuôi hươu đều đã thu được hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, nghề nuôi hươu còn khá mới mẻ đối với người dân trên địa bàn.
Để nhân rộng mô hình là việc làm không dễ vì tiền mua con giống khá lớn không phải hộ nào cũng dám mạnh dạn đầu tư khi không có sự hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, để nghề nuôi hươu phát triển theo hướng bền vững cần có chủ trương tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người chăn nuôi để đàn hươu sinh trưởng, phát triển khoẻ mạnh, sinh sản tốt, số lượng nhung hươu ổn định.
Có thể bạn quan tâm
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thoại Sơn (An Giang) cho biết, đến cuối tháng 5-2014, trên 2.500 héc-ta lúa hè thu của huyện nhiễm các loại sâu bệnh, nhiều nhất là bù lạch (1.510 héc-ta), sâu cuốn lá (400) và có 362 héc ta lúa bị chuột cắn phá…
Xác định lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cho hiệu quả kinh tế cao nên huyện Chiêm Hóa đã khuyến khích bà con tăng cường thâm canh, mở rộng diện tích, đặc biệt là trên những diện tích đất lúa không thuận lợi nguồn nước tưới... nhờ đó, diện tích lạc của huyện không ngừng được mở rộng trong những năm gần đây.
Ngày 28-5, tại Hà Nội, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, Ngài Haike Manning và Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ông Nguyễn Xuân Hồng, đã ký kết Chương trình đảm bảo chính thức để xuất khẩu trái thanh long của Việt Nam sang New Zealand. Lãnh đạo từ Bộ Công thương và Bộ Ngoại giao của Việt Nam cũng tham gia chứng kiến lễ ký.
Ngày 21/6, tại huyện Đan Phượng (TP Hà Nội), Bộ NN&PTNT phối hợp UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị Phát triển sản xuất ngô gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng các tỉnh phía Bắc.
Qua hai năm thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững (2012 - 2013) toàn tỉnh có 20.239 hộ thoát nghèo, mỗi năm giảm gần 5% số hộ nghèo, nhưng có đến 9.196 hộ tái nghèo và số hộ cận nghèo còn cao (23.039 hộ). Thực tế này đặt câu hỏi về hiệu quả và phương pháp triển khai các chương trình, dự án giảm nghèo trên địa bàn tỉnh thời gian qua?