Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Sử Dụng Hoàn Toàn Thức Ăn Công Nghiệp

Nhằm hướng dẫn nông dân thay đổi đối tượng nuôi mới, mạnh dạn đầu tư thức ăn công nghiệp, thay đổi quy mô cũng như tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, nâng cao năng suất, rút ngắn thời gian nuôi, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Trị (KNKN) đã triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Mô hình thực hiện trình diễn tại hộ ông Nguyễn Văn Trường (xã Cam Thủy) và ông Nguyễn Đức Chiến (thị trấn Cam Lộ), với quy mô 1.000m2/hộ, thả nuôi với mật độ 15 con/m2, sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp. Tổng kinh phí thực hiện mô hình hơn 96 triệu đồng, trong đó Trung tâm KNKN Quảng Trị hỗ trợ hơn 52 triệu đồng (gồm 100% cá giống và 30% thức ăn công nghiệp), còn lại do người dân đóng góp.
Nhờ triển khai tốt quy trình nuôi từ khâu chọn giống, vệ sinh ao hồ, cung cấp thức ăn và chăm sóc đảm bảo nên cá rô đầu vuông sinh trưởng, phát triển tốt, sau hơn 3 tháng thả nuôi, cá đạt trọng lượng bình quân 10 con/kg, ước tính tổng sản lượng cá trong 2 ao thực hiện mô hình đạt từ 2 – 2,2 tấn, với giá bán hiện nay trên thị trường là 55.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, dự kiến lãi khoảng 15 triệu đồng/1.000m2.
Ông Nguyễn Thanh Tùng - Phó Giám đốc Trung tâm KNKN Quảng Trị cho biết: Qua đánh giá bước đầu, mô hình nuôi cá rô đầu vuông bước đầu khẳng định được tính thích nghi.
Mặc dù chi phí thức ăn, phòng bệnh và cá giống trên cùng 1 đơn vị diện tích có lớn hơn so với các đối tượng nuôi khác, nhưng thời gian nuôi ngắn hơn (từ 3 - 4 tháng), năng suất, giá bán thị trường cũng cao hơn, do đó, doanh thu từ nuôi cá rô đầu vuông cao hơn so với các đối tượng nuôi khác.
Đây là mô hình nuôi mới, bước đầu đạt hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ canh tác của bà con nông dân trong tỉnh, việc tiêu thụ trên thị trường hiện cũng khá thuận lợi nên nuôi cá rô đầu vuông đang được bà con đón nhận rất hồ hởi.
Với những ưu điểm vượt trội về thời gian nuôi, tốc độ lớn nhanh, trọng lượng lớn, có thể nói cá rô đầu vuông sẽ là một đối tượng nuôi mới có hiệu quả cao cho người nuôi. Trong thời gian tới, Trung tâm KNKN Quảng Trị sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này ra các địa phương khác trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Châu Hoàng Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND huyện Duyên Hải (Trà Vinh), vụ nuôi tôm sú năm 2013, huyện Duyên Hải có khoảng 14.400 hộ thả nuôi 02 loại tôm sú và tôm thẻ chân trắng, diện tích khoảng 17.300ha, hơn 1,14 tỷ con giống, tăng gần 1.500 hộ, tăng gần 6,6 triệu con giống so với cùng kỳ.

Tự mình làm trước để rút kinh nghiệm, rồi hướng dẫn hội viên trồng lúa giống mới, rau sạch, nuôi gà siêu trứng, giúp vay vốn ưu đãi... Những cách làm ấy của chị Phan Thị Hường - Chủ tịch Hội ND xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội đã giúp nhiều gia đình hội viên tăng thu nhập.

Nghề chụp mực và lưới vây tuyến lộng cho hiệu quả sản xuất cao trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ đầu vụ cá nam đến nay. Đây cũng là 2 kiểu đánh bắt chính được nhiều ngư dân đầu tư phương tiện, mở rộng ngư trường hoạt động trong thời gian qua.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh yêu cầu các đơn vị liên quan sớm hoàn thiện Dự thảo Nghị định xuất khẩu gạo, đẩy nhanh tiến độ lấy ý kiến các bộ ngành liên quan để trình Chính phủ trong thời gian tới. Một trong những nội dung quan trọng của Dự thảo Nghị định này là tổ chức lại đầu mối xuất khẩu gạo.

Nói đến Lý Sơn, người ta thường nghĩ đến nghề trồng hành, tỏi và đi biển. Còn với nghề chăn nuôi dường như ít ai để mắt đến. Ấy vậy mà, ở hòn đảo này, có một lão ngư âm thầm phát triển nghề nuôi heo từ hơn chục năm nay và được người dân mệnh danh là “vua heo” đất đảo…