Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Lăng Nha Bằng Lồng Trên Hồ Trà Cân (Quảng Nam)
Để tận dụng mặt nước các hồ chứa nhỏ phát triển kinh tế, đa dạng hóa các đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt, phát triển nuôi cá nước ngọt theo hướng bền vững, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông – Khuyến lâm huyện Đại Lộc triển khai mô hình nuôi cá lăng nha bằng lồng trên hồ Trà Cân, xã Đại Hiệp.
Mô hình thực hiện với quy mô 150 m3 lồng, 9.000 con cá giống, 2 hộ tham gia (hộ ông Huỳnh Châu và ông Lê Phan Minh). Cá lăng nha là đối tượng nuôi mới, lần đầu tiên được đưa vào nuôi bằng lồng trên các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Sau thời gian 4 tháng nuôi, đến nay cá phát triển rất tốt đạt mọi tiêu chí kỹ thuật về trọng lượng, độ dài và thời gian nuôi. Theo đánh giá, đến thời điểm này cá đạt trọng lường trung bình 300g/con và tỷ lệ sống đạt 70%, tổng sản lượng thu được gần 2 tấn. Với loại cá cỡ này, giá bán trên thị trường hiện nay là 100.000 đồng/kg, sau khi trừ mọi chi phí, chủ hộ thu lãi ròng khoảng 80 triệu đồng.
Theo ước tính, nếu nuôi thêm thời gian nữa, cỡ cá thương phẩm đạt 500g/con, giá trị sản phẩm sẽ cao hơn nhiều và hiệu quả kinh tế sẽ cao gấp bội.
Ông Huỳnh Châu – Chủ hộ tham gia mô hình cho biết: Cá lăng là đối tượng nuôi mới, phát triển tương đối chậm nhưng ít nhiễm bệnh, giá bán cao và được thị trường rất ưa chuộng.
Ông Võ Văn Long – phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Nam cho biết: Việc đưa đối tượng cá lăng nha vào nuôi bằng lồng bè trên sông, hồ chứa trên địa bàn tỉnh là bước đi mới nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi. Thông qua mô hình này giúp cho người nuôi có thêm nhiều lựa chọn đối tượng nuôi bằng lồng trên sông và hồ chứa, trong những năm tới, Trung tâm sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này cho nhiều địa phương trên toàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Sự kiện này đánh dấu quá trình đầu tư không ngừng của đại gia sữa này trong việc phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng chuẩn quốc tế cho hệ thống chuồng trại, xử lý nước thải, làm mát, ép phân tự động, thức ăn chăn nuôi cho bò sữa...
Tốt nghiệp Trung cấp Hàng Hải, sau 3 năm làm thủy thủ, Trần Bá Tuấn (27 tuổi) quyết định quay về quê hương xây dựng trang trại chăn, mang lại lợi nhuận 400-500 triệu đồng/năm.
Có thể thấy, trồng bắp thu trái non, có thời gian đầu tư ngắn, dễ chăm sóc và có thể trồng xen canh với các loại rau màu khác. Đặc biệt là kết hợp với chăn nuôi bò cho lợi nhuận kinh tế ổn định, rất phù hợp cho bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giúp nông dân cải thiện đời sống nông thôn trên cùng diện tích đất.
Vụ ép này, BISUCO có kế hoạch thu mua 400 ngàn tấn mía nguyên liệu, trong đó thu mua 53 ngàn tấn mía nguyên liệu trong tỉnh với giá 900.000 đồng/tấn mía 10 chữ đường (mua tại ruộng). Nếu nông dân bán mía tại nhà máy, BISUCO sẽ hoàn trả chi phí vận chuyển mía cho nông dân.
Ông Phan Mười Ba, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng được biết đến là người xây dựng thành công mô hình đa cây, đa con nhiều năm nay. Vốn là một lão nông chăm chỉ, gắn bó lâu năm với ruộng vườn nên từ khi chuyển dịch cơ cấu sản xuất, ông Mười Ba đã khoanh ngọt diện tích đất gần 7.000 m2 để thoả mãn niềm vui trồng rau, nuôi cá.