Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Lăng Nha Bằng Lồng Trên Hồ Trà Cân (Quảng Nam)

Để tận dụng mặt nước các hồ chứa nhỏ phát triển kinh tế, đa dạng hóa các đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt, phát triển nuôi cá nước ngọt theo hướng bền vững, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông – Khuyến lâm huyện Đại Lộc triển khai mô hình nuôi cá lăng nha bằng lồng trên hồ Trà Cân, xã Đại Hiệp.
Mô hình thực hiện với quy mô 150 m3 lồng, 9.000 con cá giống, 2 hộ tham gia (hộ ông Huỳnh Châu và ông Lê Phan Minh). Cá lăng nha là đối tượng nuôi mới, lần đầu tiên được đưa vào nuôi bằng lồng trên các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Sau thời gian 4 tháng nuôi, đến nay cá phát triển rất tốt đạt mọi tiêu chí kỹ thuật về trọng lượng, độ dài và thời gian nuôi. Theo đánh giá, đến thời điểm này cá đạt trọng lường trung bình 300g/con và tỷ lệ sống đạt 70%, tổng sản lượng thu được gần 2 tấn. Với loại cá cỡ này, giá bán trên thị trường hiện nay là 100.000 đồng/kg, sau khi trừ mọi chi phí, chủ hộ thu lãi ròng khoảng 80 triệu đồng.
Theo ước tính, nếu nuôi thêm thời gian nữa, cỡ cá thương phẩm đạt 500g/con, giá trị sản phẩm sẽ cao hơn nhiều và hiệu quả kinh tế sẽ cao gấp bội.
Ông Huỳnh Châu – Chủ hộ tham gia mô hình cho biết: Cá lăng là đối tượng nuôi mới, phát triển tương đối chậm nhưng ít nhiễm bệnh, giá bán cao và được thị trường rất ưa chuộng.
Ông Võ Văn Long – phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Nam cho biết: Việc đưa đối tượng cá lăng nha vào nuôi bằng lồng bè trên sông, hồ chứa trên địa bàn tỉnh là bước đi mới nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi. Thông qua mô hình này giúp cho người nuôi có thêm nhiều lựa chọn đối tượng nuôi bằng lồng trên sông và hồ chứa, trong những năm tới, Trung tâm sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này cho nhiều địa phương trên toàn tỉnh.
Related news

Kỳ đà là loài bò sát dễ nuôi, không tốn nhiều chi phí, đồng thời mang lại hai lợi ích to lớn, đó là: phát triển kinh tế gia đình và bảo tồn được loài động vật hoang dã

Khác với đồng bào các dân tộc thiểu số ở một số tỉnh miền núi như Hà Giang, Cao Bằng, cây ngô là nguồn lương thực chính đã gắn bó từ ngàn đời nay với người dân; ở tỉnh Yên Bái, nguồn lương thực chính là lúa gạo, nên việc trồng ngô không được chú trọng. Do vậy việc chuyển đổi cơ cấu giống từ lúa nương sang trồng ngô là việc không dễ dàng.

Ban đầu, ở vụng Nghi Sơn thuộc xã đảo Nghi Sơn (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) chỉ có một vài lồng bè nuôi cá theo phương thức nuôi cá nhỏ, vỗ béo. Thấy cá lớn nhanh, nguồn thức ăn tại chỗ dồi dào, lợi nhuận cao, nên nhiều hộ đóng bè thả nuôi, dần lan rộng ra thành phong trào.

Nguyễn Ngọc Thức (27 tuổi) là chủ một trang trại bồ câu nổi tiếng ở xã Tân Hạnh Tây, H.Củ Chi (TP.HCM), với lợi nhuận thu về hơn 50 triệu đồng/tháng

An Điền là một trong 6 xã của huyện Thạnh Phú được dự án phát triển kinh doanh với người nghèo nông thôn - DBRP Bến Tre đầu tư. Từ khi được triển khai thực hiện vào cuối năm 2009 cho đến nay, dự án đã có nhiều tác động tích cực đến đời sống của người dân, nhất là trong việc nâng cao năng lực cho người nghèo. Trong đó, sản xuất lúa theo hướng VietGAP là một trong những mục tiêu mà Ban phát triển xã đang xây dựng, nhằm từng bước cải thiện tập quán sản xuất nông nghiệp lạc hậu trước đây, giúp người dân thoát nghèo bền vững theo mục tiêu của dự án DBRP đề ra