Hiệu quả mô hình chăn nuôi tổng hợp
Ông Nguyễn Văn Thanh kiểm tra chất lượng thỏ thương phẩm trước khi xuất bán.
Năm 2011, ông tham gia dự án chăn nuôi, chế biến thỏ Việt - Nhật giống NewZealand do Công ty Nippon Zuki Nhật Bản (trụ sở tại tỉnh Ninh Bình) cung ứng giống và bao tiêu sản phẩm.
Với 57 con thỏ bố mẹ và hỗ trợ ban đầu của dự án về thức ăn, vắc-xin phòng bệnh, ông đầu tư 70 triệu đồng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi thỏ và lợn.
Hiện gia đình ông thường xuyên chăn nuôi 10 con lợn thịt; gần 400 con thỏ giống và thương phẩm gối lứa.
Thỏ thương phẩm sau 3 tháng nuôi được xuất chuồng, nặng khoảng 2kg/con được Công ty thu mua với giá 60 - 70 nghìn đồng/kg.
Bình quân mỗi tháng ông bán 100 con, trừ chi phí lãi hơn 10 triệu đồng.
Để bảo đảm nguồn thức ăn cho thỏ, ông Thanh tận dụng bèo ở ao nuôi cá và trồng thêm cỏ.
Ngoài nuôi thỏ, thả cá, ông còn tận dụng diện tích đất vườn quây lưới nuôi 50 đôi chim bồ câu sinh sản, chăn thả 10 con dê.
Thức ăn cho các loại vật nuôi được ông kết hợp giữa cám tổng hợp với rau xanh để bảo đảm dinh dưỡng, tiết kiệm chi phí.
Theo ông, yêu cầu quan trọng nhất trong chăn nuôi là phải luôn giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển; tiêm phòng bệnh.
Mô hình chăn nuôi tổng hợp này mỗi năm cho gia đình ông khoản lãi gần 200 triệu đồng, trở thành điểm tham quan, học tập kinh nghiệm của nhiều hộ nông dân trong huyện
Có thể bạn quan tâm
Vĩnh Long đã đầu tư trên 31 tỉ đồng dập dịch chổi rồng trên cây nhãn nhưng bệnh vẫn tái phát, nông dân phải đốn bỏ trên 900 ha nhãn bị bệnh để bán củi.
Liên tục những ngày qua, người dân trồng chuối ở khu vực ĐBSCL lại phấn khởi vì giá chuối bất ngờ tăng gấp đôi so với trước đó, từ 3.000 đồng/kg tăng lên 6.000-7.000 đồng/kg.
Theo một báo cáo mới của công ty Transparency Market Research về xu hướng và dự báo thị trường thức ăn thủy sản, nhu cầu thức ăn thủy sản toàn cầu dự kiến sẽ tăng 11,4%/năm trong thời kỳ từ 2013-2019.
Trong bối cảnh lúa gạo tồn đọng lớn, giá cả sụt giảm mạnh, cuộc sống hàng triệu nông dân trồng lúa ở ĐBSCL đang gặp khó khăn, có lẽ những người thường có ý kiến “phải bảo vệ diện tích đất trồng lúa” cũng phải đắn đo. Đã đến lúc cần có cái nhìn toàn diện về chiến lược phát triển cây lúa, có giải pháp đồng bộ thay vì chỉ tập trung vào mũi xuất khẩu gạo để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa nâng cao thu nhập nông dân.
Về chất lượng nguồn lao động biển cũng là một vấn đề rất đáng suy nghĩ. Lao động biển hiện nay có trình độ văn hóa thấp hơn so với lao động ở các ngành nghề khác.