Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Trồng Mít Siêu Sớm

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Trồng Mít Siêu Sớm
Ngày đăng: 21/07/2014

Năm 2010, được sự giới thiệu của người thân, anh Trần Văn Lộc (SN 1974, ở thôn 5, xã Hòa Thành, huyện Krông Bông - Dak Lak) lặn lội xuống miền Tây Nam Bộ học hỏi kinh nghiệm và mua 1.000 cây giống mít siêu sớm về trồng. Sau hơn 3 năm trồng thử nghiệm, đến nay vườn cây đã cho thu hoạch lứa quả đầu tiên và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Đầu năm 2010, được sự giới thiệu của người quen và qua tìm hiểu, anh nhận thấy giống mít siêu sớm có nhiều lợi thế: dễ trồng, phù hợp thổ nhưỡng nơi đây, chỉ cần một số kỹ thuật cơ bản như đủ nước và chăm bón dinh dưỡng đầy đủ là cây khỏe và phát triển nhanh, năng suất cao, đặc biệt hiện nay rất được thị trường ưa chuộng.

Vì vậy, anh Lộc mạnh dạn đầu tư hơn 20 triệu đồng mua 1.000 cây giống mít siêu sớm (20.000 đồng/cây) về trồng trên 2 ha đất của gia đình. Anh Lộc cho biết: Trước đây mảnh đất của gia đình chủ yếu trồng hoa màu và cây sắn (mỳ) nhưng hiệu quả kinh tế không cao nên anh đã mạnh dạn chuyển sang trồng mít.

Sau 3 năm trồng thử nghiệm, bước đầu cây mít sinh trưởng, phát triển nhanh, sau 2 năm đã cho thu hoạch. Lứa quả đầu tiên, mỗi cây mít cho từ 4-5 quả, mỗi quả có trọng lượng từ 10-12 kg, múi có cơm dày, thơm mùi mật ong, ngon, ngọt, được thị trường rất ưa chuộng.

Mỗi năm 1 cây cho 2 vụ (vụ đầu khoảng tháng Giêng, tháng 2, vụ thứ hai tầm tháng 9, 10), mỗi vụ từ 4-5 tạ, giá bán trên thị trường hiện tại khoảng 10-12.000 đồng/kg, tính ra mỗi cây thu khoảng 400-500 ngàn đồng/vụ. Cũng theo anh Lộc, so với cây sắn và hoa màu theo thời vụ thì trồng mít hiệu quả kinh tế cao hơn, lại nhẹ công chăm sóc và thu hoạch.

Tuy nhiên, để cây cho năng suất cao, cần chú trọng bón phân đúng liều lượng nhằm hạn chế xơ đen, trái nứt. Tuổi thọ của mít không quá 10 năm, do đó muốn cây phát triển tốt nên tỉa bớt trái non, mỗi cây chỉ nên để khoảng 8-10 trái/vụ. Khi mít ra hoa cần phải thường xuyên thăm vườn để đề phòng sâu đục cuống và tăng cường thuốc dưỡng để trái non phát triển tốt…

Anh Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Đoàn xã Hòa Thành (huyện Krông Bông) cho biết: “Mô hình trồng mít siêu sớm của gia đình anh Lộc bước đầu cho thấy cây giống này thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở huyện Krông Bông.

Ngoài ra, trong vườn mít còn có thể trồng xen canh các loại cây trồng khác mang lại lợi nhuận cao. Hy vọng, mô hình kinh tế này được nhân rộng trong xã Hòa Thành và toàn huyện Krông Bông để bà con nông dân có thêm lựa chọn trong đầu tư cải tạo vườn tạp, tăng thêm thu nhập, phát triển kinh tế gia đình”.


Có thể bạn quan tâm

VietGAP Thủy Sản Hưởng Lợi Từ Chương Trình Nông Thôn Mới VietGAP Thủy Sản Hưởng Lợi Từ Chương Trình Nông Thôn Mới

Thời gian qua, Chương trình xây dựng Nông thôn mới ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của vùng. Đặc biệt, các địa phương đã chú trọng khai thác các thế mạnh để phát triển (trong đó có lĩnh vực thủy sản).

01/08/2014
Người Dân Vĩnh Long Ồ Ạt Trồng Cam Người Dân Vĩnh Long Ồ Ạt Trồng Cam

Giá cao, lợi nhuận nhiều nên thời gian qua, nhiều hộ dân huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) đã ồ ạt lên liếp để trồng cam. Giờ đây, huyện Trà Ôn đã đứng đầu về diện tích cam trong tỉnh. Tuy nhiên, theo ngành chức năng của địa phương, cách trồng của người dân chưa bền vững.

01/08/2014
GAP Vẫn Còn Là Mô Hình GAP Vẫn Còn Là Mô Hình

Qua 10 năm, ngành nông nghiệp khu vực Nam bộ triển khai thực hiện mô hình “Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn GAP” thì đến nay mới có 29 mô hình được chứng nhận. Và tất cả những mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP đã đạt thì vẫn chưa thể nhân rộng.

01/08/2014
Được Mùa Đậu Xanh Xuân Hè Được Mùa Đậu Xanh Xuân Hè

Cuối tháng 3, ông Trần Văn Thanh ở thôn Vân Quật (xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên) mua hạt giống đậu xanh về tỉa trên một sào đất nằm ven vườn nhà. Nhờ nguồn nước tưới dồi dào, chủ động phòng trừ các loại sâu bệnh nguy hiểm nên ruộng đậu xanh của ông Thanh phát triển rất tốt.

01/08/2014
Huyện Thường Xuân Tiến Độ Trồng Mới Cao Su Đạt Thấp Huyện Thường Xuân Tiến Độ Trồng Mới Cao Su Đạt Thấp

Tuy nhiên, do yếu tố thời tiết, giá giống cao su tăng cao, giá mủ cao su xuống thấp, không tiêu thụ được, khiến nhiều hộ dân hoang mang, không tiếp tục trồng, nên tiến độ trồng mới chậm so với kế hoạch đề ra. Tính đến cuối tháng 7, toàn huyện mới trồng được 21,6 ha, đạt 6,2% kế hoạch, tập trung ở các xã: Lương Sơn 10,4 ha, Xuân Thắng 6 ha, Xuân Cẩm 4,2 ha và Thọ Thanh 1 ha.

01/08/2014