Hiệu Quả Kinh Tế Mô Hình Dưa Hấu Mặt Trời Đỏ Không Hạt
Vụ Xuân 2013, Trạm Khuyến nông Việt Yên phối kết hợp với Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang, Công ty Syngenta Việt Nam và UBND xã Tự Lạn xây dựng mô hình trồng dưa hấu mới với quy mô 2,7 ha tại thôn Tân Lập. Mô hình được trồng bằng giống dưa Mặt trời đỏ, Phù Đổng và giống K09 làm đối chứng.
Ngay từ đầu vụ, Trạm khuyến nông đã phối hợp với các công ty tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho nông dân kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa hấu Mặt trời đỏ không hạt và một số giống dưa hấu mới. Trạm Khuyến nông cử cán bộ thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật. Mô hình áp dụng trồng theo hai phương pháp: Trồng giàn và trồng bò trên mặt ruộng. Mật độ trồng 400 cây/sào; hàng cách hàng 2,5-2,7m, cây cách cây 35-40cm; làm luống rộng 2,7-3m, cao 30-40cm. Mặt luống phủ nilon nhằm hạn chế cỏ dại, tránh mưa và giữ ẩm thường xuyên cho cây (áp dụng cho phương pháp trồng bò). Đối với phương pháp trồng làm giàn thì mật độ trồng 600 cây/sào, trồng hàng đơn, cây cách cây 30-35cm; làm luống rộng 70-80cm, cao 30-40cm và phủ nilon. Trong quá trình chăm sóc cả hai phương pháp, nông dân đều phải thực hiện một số biện pháp kỹ thuật như: Bón phân, làm cỏ, ngắt ngọn, định vị ngọn, chọn hoa, lấy phấn, tuyển quả và phòng trừ sâu bệnh. Riêng với phương pháp trồng giàn cần phải làm giàn và buộc dây đỡ quả.
Thực tế cho thấy, vụ Xuân năm nay diễn biến thời tiết không thuận lợi cho các cây mầu sinh trưởng và phát triển. Tỷ lệ nảy mầm của giống dưa hấu Phù Đổng cao nhất đạt 98%, hai giống Mặt trời đỏ và K09 là tương đương nhau từ 87-90%. Hai giống dưa Mặt trời đỏ và Phù Đổng đều được gieo, trồng cùng thời điểm, còn giống đối chứng K09 trồng đại trà được gieo, trồng sau khoảng từ 6-7 ngày nhưng đến khi thu hoạch lại cho thu cùng và có phần sớm hơn. Điều này cho thấy, thời gian sinh trưởng của giống Mặt trời đỏ dài hơn giống Phù Đổng từ 4-6 ngày và dài hơn giống K09 từ 9-10 ngày. Qua đánh giá của người dân cho thấy: Phương pháp trồng bò của hai giống dưa cho năng suất tương đương nhau. Riêng giống dưa Mặt trời đỏ trồng theo phương pháp làm giàn cho năng suất khoảng 170 quả/sào; trọng lượng quả trung bình là 3,6 kg, cao hơn giống Phù Đổng và K09 là 0,6 kg/quả. Năng suất thu được đối với giống Mặt trời đỏ trồng giàn thu được trên 2 tấn quả/sào, trồng theo phương pháp bò đạt khoảng 1,4 tấn quả/sào, còn lại giống Phù Đổng và K09 năng suất chỉ đạt 1,2 tấn quả/sào. Ước tính hiệu quả kinh tế của 1 sào giống dưa Mặt trời đỏ và dưa Phù Đổng lãi từ 11-14 triệu đồng sau khi đã trừ mọi chi phí sản xuất, cao hơn giống đối chứng từ 1,5-2 lần.
Đây là năm đầu tiên hai giống dưa Mặt trời đỏ và giống dưa Phù Đổng được trồng trên địa bàn huyện Việt Yên nhưng đã bước đầu khẳng định được tiềm năng về năng suất và hiệu quả kinh tế.
Có thể bạn quan tâm
Nằm trong dự án phát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay, xã Hùng Lô được UBND thành phố Việt Trì (Phú Thọ) đầu tư dự án nuôi thí điểm gà ri lai thả đồi, vườn. 35 hộ trải đều ở 10 khu dân cư trong xã được lựa chọn mô hình nuôi gà thí điểm, đó là những hộ có diện tích đồi, vườn phù hợp, có nhân công lao động, nhiệt huyết chăn nuôi, kinh tế ổn định. Với tổng đàn 7000 con gà 1 ngày tuổi, bình quân 200 con/hộ, các hộ chăn nuôi được hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y trong thời gian 4 tháng khi gà đảm bảo thời gian xuất bán.
Phải thuyết phục nhiều lần, chị Thắm (một tiểu thương chuyên kinh doanh trái cây ở chợ đầu mối Bình Điền, TP HCM) mới cho tôi tháp tùng nhóm người làm công của chị xuống Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) và Cái Mơn (tỉnh Bến Tre) để thu mua sầu riêng, chuối, mít chở lên TP HCM bán.
Huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) có diện tích nuôi nghêu khoảng 2000 ha, tập trung ở các cồn Vạn Liễu, cồn Ông Mão, ấp Cây Bàng, Cầu Muống và Tân Phú thuộc xã Tân Thành, hàng năm ngư dân thu hoạch từ 20.000 - 30.000 tấn nghêu thương phẩm đem lại lợi nhuận rất lớn cho ngư dân vùng biển, riêng Ban Quản lý cồn bãi trực thuộc UBND huyện, quản lý, nuôi và khai thác 350 ha thuộc khu vực cồn Ông Mão, hàng năm từ nguồn thu hoạch nghêu, thu về cho ngân sách huyện chiếm gần 50%.
Phòng Kinh tế hạ tầng và Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Đồng Xuân (Phú Yên) vừa phối hợp tổ chức tổng kết mô hình chăn nuôi heo rừng lai tại xã Xuân Quang 3 và thị trấn La Hai.
Năm 2013, toàn tỉnh Nam Định có 486ha nuôi tôm chân trắng, tăng 188ha so với năm 2012, hình thành nhiều vùng nuôi tập trung tại các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Các vùng nuôi cơ bản đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.