Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình trồng Thanh Nhãn

"Mô hình trồng Thanh Nhãn mang lại lợi nhuận 450 - 500 triệu đồng/ha/năm", ông Hồ Khánh Hải - Phó Trưởng Trạm KNKN thành phố Bạc Liêu cho biết.
Thanh Nhãn xuất phát từ pháp danh “Thanh Ngọc” của cô Trần Kiều - chủ vườn tại xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu).
Trong lúc thu hoạch nhãn, cô Thanh phát hiện một vài gốc nhãn già cỗi trong vườn nhưng cho trái rất ngon hơn hẳn những giống nhãn khác (long nhãn, xuồng cơm vàng) trong vườn nhà.
Cô kiên trì mày mò lấy những cành cây nhãn này để ghép lên những cây long nhãn già trong vườn. Khi cây mới ra hoa và cho trái, cô thấy những trái cũa cây nhãn ghép thịt thơm, ngon hơn hẳn.
Sau hơn 6 năm mày mòi tháp, ghép chăm sóc giống nhãn mới, hiện tại toàn bộ 2.500 m2 đất trồng nhãn của gia đình đã trở thành vườn nhãn với 100% đều là giống nhãn mới (tức là Thanh Nhãn Bạc Liêu hiện nay).
Trao đổi với chúng tôi, cô Trần Quân - người trong gia đình cho biết: Giống Thanh Nhãn đặc biệt thích nghi tốt với vùng đất giồng cát Bạc Liêu, năng suất đạt trung bình 75 kg/cây, vì vậy khi trồng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà vườn. N
ếu nhà vườn mạnh dạn đầu tư, với tổng các khoản chi phí đầu tư ban đầu bao gồm: cây giống, phân bón (phân chuồng + NPK ), công làm đất, chăm sóc, thu hoạch... tất cả khoảng 135 triệu đồng/ha/năm. Thanh Nhãn sẽ cho lợi nhuận từ 450 - 500 triệu đồng/ha/năm.
Hiện nhà vườn có nhân giống bán với giá 120.000 đồng/cây ghép.
Hiện nay, “Thanh Nhãn” đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Theo GS.TS. Nguyễn Bảo Vệ - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Tp. Cần Thơ nhận định: “Cây Thanh Nhãn có khả năng chịu đông rất tốt.
Ưu điểm chịu đông này chưa có trái cây nhiệt đới nào có được. Về trái nhãn do vách tế bào giữ nước của Thanh Nhãn rất dày, sẽ giúp cho việc bảo quản trái nhãn rất lâu ở môi trường đông lạnh. Đây là điều kiện thuận lợi để xuất khẩu Thanh Nhãn sang các nước trên thế giới.
Với những ưu điểm trên, sau này chúng ta có thể dự trữ Thanh Nhãn lâu hơn và nhà vườn không chỉ trúng mùa mà còn trúng giá”.
Related news

Chúng tôi về làng hoa cúc Phong Phú, phường Ninh Giang, TX Ninh Hòa những ngày này khi bà con đã hoàn thành việc xuống giống trồng hoa cúc để phục vụ dịp tết sắp tới. Trước mắt chúng tôi là hàng chục ngàn chậu hoa cúc vừa mới nhú lên xanh được xếp thẳng hàng trông rất đẹp mắt.

Trong nhiều năm trước đây, việc xuất khẩu mật ong gặp vô vàn khó khăn do chưa đảm bảo yêu cầu về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mật ong và người nuôi ong gặp nhiều rủi ro, bị thua lỗ nhiều.

Trước thực trạng cà chua khu vực Đà Lạt, Lâm Đồng được mùa rớt giá, nông dân thua lỗ nặng, Hệ thống siêu thị Big C đã tích cực hỗ trợ tiêu thụ 150 tấn cà chua, đồng thời, tìm giải pháp quảng bá, tăng đầu ra cho bà con nông dân Đà Lạt, Lâm Đồng.

Trên nền đất ẩm ngổn ngang xác cây hồ tiêu, bà Nhữ Thị Doanh (trú tổ 3, thôn 2, xã Ia Krái, huyện Ia Grai) đưa tay ngắt một chùm tiêu chi chít quả từ một gốc hồ tiêu bằng trụ bê tông cao vút và sum suê lá nhưng đã ngả vàng héo quắt. Lau những giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt hốc hác, bà kể: “Năm 2000, giá cà phê xuống thấp nên chúng tôi chuyển sang trồng tiêu.

Vài năm trở lại đây, mùa thu hoạch, thương lái nhộn nhịp tìm đến huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long mua khoai lang xuất sang Trung Quốc, nhiều người dân đã làm giàu từ trồng khoai, diện tích trồng khoai lang cũng tăng nhanh chóng. Năm 2014, diện tích trồng khoai lang Bình Tân ước đạt 11.000ha nhưng tình hình tiêu thụ không còn khả quan như trước…