Hiệu quả kinh tế cao nhờ nuôi cá diêu hồng
Năm 2010, Trung tâm Giống thuỷ sản Hà Tĩnh đã thực hiện mô hình nuôi thương phẩm cá diêu hồng tại Trại cá Đức Long (Đức Thọ) đem lại giá trị kinh tế cao. Trại cá Đức Long có diện tích 2.000m2, thả giống ngày 1/6/2010, cỡ cá giống khi thả là 5-7cm, mật độ nuôi 4 con/m2, cá giống được mua từ tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Trong quá trình nuôi, chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, thức ăn chuyên dùng cho nuôi cá rô phi. Mặc dù trong quá trình triển khai do ảnh hưởng của đợt lũ lụt lịch sử nên bị thất thoát, sau 6 tháng cá đạt trọng lượng bình quân 0,5kg/con, sản lượng gần 2 tấn, tỷ lệ sống đạt 70%, hiện vẫn thu hoạch chưa hết sản phẩm.
Không chỉ thực hiện thí điểm tại Trại giống mà Trung tâm Giống thủy sản đã triển khai tại các một số hộ nuôi cá diêu hồng. Hộ anh Trần Công Hà xã Thạch Sơn (Thạch Hà) quy mô 9.000m2 mật độ nuôi 1 con/m2 nuôi theo hình thức quảng canh, sau 6 tháng nuôi, đến nay cá đã đạt cỡ 0,7-0,9 kg/con; hộ anh Bùi Văn Hợp, xã Hồng Lộc (Lộc Hà) quy mô 1.700m2, mật độ nuôi 7con/m2, sau 6 tháng nuôi cá đợt 1 đạt cỡ 0,6-0,7kg/con, sản lượng thu hoạch đạt 2.400kg.
Anh Bùi Văn Hợp cho biết: "Giống cá này tiêu thụ rất dễ, các thương lái từ Nghệ An, Hà Tĩnh mua với giá 60 ngàn/kg, sau khi trừ chi phí cho lãi 15 ngàn đồng/kg. Cá diêu hồng dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với các đối tượng nuôi trước đây. Với giá bán bình quân 50-55 ngàn đồng/kg, mỗi ha đạt 5-10 tấn sẽ cho hiệu quả từ 50-100 triệu đồng".
Ông Đặng Đình Giang - Phó giám đốc Trung tâm Giống thủy sản Hà Tĩnh cho biết: "Kết quả bước đầu của mô hình này là tiền đề cho việc triển khai và nhân rộng mô hình nuôi cá diêu hồng trong những năm tới. Song để phát triển ra diện rộng cần có sự hỗ trợ của các cấp các ngành trong quy hoạch đất đai, chính sách hỗ trợ giống, thức ăn, thuốc thú y, giới thiệu cung cấp nguồn giống, thức ăn đảm bảo chất lượng tốt, đẩy mạnh công tác quản lý nguồn giống, đặc biệt đăng ký thương hiệu sản phẩm nhằm giúp cho người dân tiêu thụ sản phẩm cho người dân".
Ông Giang còn cho biết thêm, ngoài những việc trên cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật đến tận người dân để giúp họ nắm vững quy trình nuôi đối tượng mới này, có như vậy mới cho hiệu quả kinh tế cao, không chỉ đạt từ 50-100 triệu đồng/ha mà còn tăng hơn nữa.
Tags: ca dieu hong, mo hinh kinh te, nuoi ca dieu hong
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, thời tiết diễn biến bất thường đang gây nhiều bất lợi trong nuôi tôm nước lợ, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng vụ nuôi, đặc biệt là khiến dịch bệnh có xu hướng gia tăng.
Đây là những điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.
Bã mía, sản phẩm thải của nhà máy đường, là một sản phẩm hữu dụng giúp “Vua tôm” Võ Hồng Ngoãn (Bạc Liêu) thắng liên tiếp 3 vụ tôm. Dưới đây là những kinh nghiệm của ông Ngoãn về sử dụng bột bã mía trong quá trình nuôi.
Nhiều địa phương tại ĐBSCL đã áp dụng nuôi tôm càng xanh dưới nhiều hình thức (ao đất, tôm - lúa, tôm - cá...) cho hiệu quả khá, là đối tượng có tiềm năng.
Thời tiết có xu hướng nắng nóng kéo dài sẽ ảnh hưởng không ít đến sự sinh trưởng của tôm nuôi. Người nuôi tôm cần hiểu rõ các ảnh hưởng này và nắm được các giải pháp phòng chống thích hợp.