Hiệu quả kinh tế cao nhờ nuôi cá diêu hồng
Năm 2010, Trung tâm Giống thuỷ sản Hà Tĩnh đã thực hiện mô hình nuôi thương phẩm cá diêu hồng tại Trại cá Đức Long (Đức Thọ) đem lại giá trị kinh tế cao. Trại cá Đức Long có diện tích 2.000m2, thả giống ngày 1/6/2010, cỡ cá giống khi thả là 5-7cm, mật độ nuôi 4 con/m2, cá giống được mua từ tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Trong quá trình nuôi, chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, thức ăn chuyên dùng cho nuôi cá rô phi. Mặc dù trong quá trình triển khai do ảnh hưởng của đợt lũ lụt lịch sử nên bị thất thoát, sau 6 tháng cá đạt trọng lượng bình quân 0,5kg/con, sản lượng gần 2 tấn, tỷ lệ sống đạt 70%, hiện vẫn thu hoạch chưa hết sản phẩm.
Không chỉ thực hiện thí điểm tại Trại giống mà Trung tâm Giống thủy sản đã triển khai tại các một số hộ nuôi cá diêu hồng. Hộ anh Trần Công Hà xã Thạch Sơn (Thạch Hà) quy mô 9.000m2 mật độ nuôi 1 con/m2 nuôi theo hình thức quảng canh, sau 6 tháng nuôi, đến nay cá đã đạt cỡ 0,7-0,9 kg/con; hộ anh Bùi Văn Hợp, xã Hồng Lộc (Lộc Hà) quy mô 1.700m2, mật độ nuôi 7con/m2, sau 6 tháng nuôi cá đợt 1 đạt cỡ 0,6-0,7kg/con, sản lượng thu hoạch đạt 2.400kg.
Anh Bùi Văn Hợp cho biết: "Giống cá này tiêu thụ rất dễ, các thương lái từ Nghệ An, Hà Tĩnh mua với giá 60 ngàn/kg, sau khi trừ chi phí cho lãi 15 ngàn đồng/kg. Cá diêu hồng dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với các đối tượng nuôi trước đây. Với giá bán bình quân 50-55 ngàn đồng/kg, mỗi ha đạt 5-10 tấn sẽ cho hiệu quả từ 50-100 triệu đồng".
Ông Đặng Đình Giang - Phó giám đốc Trung tâm Giống thủy sản Hà Tĩnh cho biết: "Kết quả bước đầu của mô hình này là tiền đề cho việc triển khai và nhân rộng mô hình nuôi cá diêu hồng trong những năm tới. Song để phát triển ra diện rộng cần có sự hỗ trợ của các cấp các ngành trong quy hoạch đất đai, chính sách hỗ trợ giống, thức ăn, thuốc thú y, giới thiệu cung cấp nguồn giống, thức ăn đảm bảo chất lượng tốt, đẩy mạnh công tác quản lý nguồn giống, đặc biệt đăng ký thương hiệu sản phẩm nhằm giúp cho người dân tiêu thụ sản phẩm cho người dân".
Ông Giang còn cho biết thêm, ngoài những việc trên cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật đến tận người dân để giúp họ nắm vững quy trình nuôi đối tượng mới này, có như vậy mới cho hiệu quả kinh tế cao, không chỉ đạt từ 50-100 triệu đồng/ha mà còn tăng hơn nữa.
Tags: ca dieu hong, mo hinh kinh te, nuoi ca dieu hong
Related news
Trong vài năm qua, các quy trình thực hành quản lý tốt BMP (viết tắt Better Management Practices) đã và đang được đồng nhất hóa và phát triển trên cơ sở khoa học để bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế đối với ngành nuôi tôm.
Nuôi tôm theo công nghệ Biofloc đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng thành công. Ở nước ta, năm 2012, Ninh Thuận là tỉnh đầu tiên đã áp dụng công nghệ này và khống chế thành công Hội chứng EMS.
Trước khi thu hoạch tôm là thời điểm quan trọng quyết định nhiều đến chất lượng tôm, đặc biệt là vấn đề tồn dư kháng sinh và hóa chất cấm trong thịt tôm. Do đó, quản lý hóa chất tồn dư là điều rất cần thiết.
Mưa lũ kéo dài khiến pH của nước giảm nhanh, hàm lượng ôxy hòa tan thấp, nhiệt độ nước thấp, độ mặn giảm đột ngột,… Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bắt mồi, tiêu hóa thức ăn, lột vỏ, hô hấp, phát sinh dịch bệnh. Vì vậy, người nuôi tôm cần chú ý theo dõi và có giải pháp xử lý kịp thời.
Bạn Nguyễn Văn Hưng (Cái Bè - Tiền Giang) hỏi: Ở ĐBSCL, để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do lũ và triều cường gây ra, các hộ nuôi thủy sản cần thực hiện các biện pháp gì?