Hiệu Quả Dự Án Cây Rau Vụ Đông Ở Sơn Dương

Theo phòng NN và PTNT huyện Sơn Dương, từ nguồn kinh phí của Nhà nước, năm 2011, huyện triển khai thực hiện Dự án phát triển cây rau vụ đông tại 7 xã với tổng diện tích trên 76,5 ha, gồm: Xã Trung Yên, Minh Thanh, Tân Trào, Vĩnh Lợi, Sơn Nam, Chi Thiết và thị trấn Sơn Dương. Kết quả, những diện tích cây trồng của dự án đều cho năng suất, chất lượng cao. Năng suất trung bình của cà chua đạt 70 tạ/ha, sản lượng đạt 735 tấn; khoai tây 25 tấn/ha, sản lượng 102,5 tấn; rau các loại 33 tấn/ha, sản lượng đạt 676,5 tấn..
Từ kết quả đạt được, vụ đông năm 2012 - 2013 huyện tiếp tục triển khai thực hiện Dự án tại 8 xã, thị trấn với tổng diện tích gần 80 ha, với các loại giống như khoai tây, xu hào, bắp cải, rau cải ăn lá... Trong diện tích trên, xã Trung Yên 13 ha/130 hộ tham gia; xã Minh Thanh 7 ha/70 hộ tham gia; xã Bình Yên 6,2 ha/62 hộ tham gia; xã Phúc Ứng 8,2 ha/82 hộ tham gia; xã Hợp Hòa gần 8,6 ha/86 hộ tham gia; xã Ninh Lai 16,47 ha/164 hộ tham gia; xã Sầm Dương 5,5 ha/55 hộ tham gia; xã Đại Phú hơn 10 ha/100 hộ tham gia; thị trấn Sơn Dương 5 ha/50 hộ tham gia. Đến thời điểm này, toàn bộ diện tích cây vụ đông trong dự án đều phát triển tốt, nhiều diện tích đã cho thu hoạch với năng suất, chất lượng khá cao.
Tại thị trấn Sơn Dương, tận dụng diện tích đất soi bãi ven sông Phó đáy nhiều năm nay, bà con nhân dân tập trung đẩy mạnh phát triển cây vụ đông. Tham gia Dự án, thị trấn có 5 ha rau các loại của 50 hộ dân thôn Thịnh Tiến và tổ nhân dân Quyết Tiến. Đảm bảo cây rau sinh trưởng phát triển tốt, đáp ứng nhu cầu của thị trường, ngay từ đầu vụ bà con nhân dân đã tập trung triển khai trồng các loại rau, xu hào, bắp cải, súp lơ... Chị Lương Thị Hằng, thôn Thịnh Tiến cho biết, gia đình chị đã trồng rau được hơn 10 năm nay. Đảm bảo rau sinh trưởng phát triển tốt, thu hoạch đúng thời vụ đòi hỏi người trồng rau nắm chắc các quy trình kỹ thuật như: làm đất, bón lót, nước tưới...
Vụ đông năm nay, gia đình chị trồng 8 sào rau các loại. Tham gia dự án, trung bình mỗi sào gia đình chị được hỗ trợ 120.000 đồng, số tiền giúp gia đình chị có thêm kinh phí đầu tư mua giống, phân bón, mở rộng diện tích gieo trồng. Chị bảo, đảm bảo phục vụ rau cho thị trường Tết Nguyên đán, gia đình đã tập trung trồng các loại rau cách đây gần 2 tháng. Nếu thời tiết nắng ấm thuận lợi như hiện nay, chắc chắn diện tích rau của gia đình sẽ cho thu hoạch đúng thời điểm. Trồng rau vụ đông, nếu thực hiện tốt quy trình kỹ thuật chăm sóc và giá cả hợp lý, mỗi sào trừ chi phí đầu tư người nông dân thu lãi 6,5 đến 7 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Đến thăm trang trại chăn nuôi lợn ngoại thuộc quy mô nhất huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) của anh Trịnh Quốc Huy, sinh năm 1958, ở thôn 1 Bình Hòa, xã Cẩm Bình, mới thấy rõ được tiềm năng to lớn của đất đai vùng sơn cước khi được đầu tư đúng hướng.

Với ý chí làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, anh Trần Văn Lãng ở xóm 12, xã Kim Định (huyện Kim Sơn - Ninh Bình) đã đầu tư xây dựng mô hình trồng nấm linh chi đem lại hiệu quả kinh tế cao với trên 200 triệu đồng/vụ.

Vụ đông này, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) trồng được khoảng 90 ha ớt, tập trung ở 2 xã: Nguyên Giáp 35 ha, Hà Thanh 35 ha.

Khu chuyển đổi rộng 3.600 m2 của gia đình ông Đào Đình Tuy ở thôn An Cư, xã Nghĩa An (Ninh Giang - Hải Dương) được quy hoạch khá đẹp mắt.

Theo tin từ Hội đồng Khoa học công nghệ tỉnh, dự án "Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Hòa Lộc cho sản phẩm xoài cát, hỗ trợ quảng bá sản phẩm" do KS. Ngô Kỷ chủ nhiệm (Sở Khoa học và Công nghệ) chủ trì đã được nghiệm thu.