Hiệu Quả Của Việc Nuôi Tôm Công Nghiệp, Đầu Tư Bài Bản, Đảm Bảo Yếu Tố Môi Trường

Trong khi phần lớn các ao nuôi truyền thống đang bị bỏ hoang, nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp theo hình thức lót bạt ở huyện Vạn Ninh lại cho thu nhập rất cao. Thời điểm này, địa phương đang thu hoạch rộ tôm chân trắng được nuôi theo hình thức này. Nhiều hộ nuôi cũng có thu nhập cao nhờ đầu tư bài bản, chú trọng đến yếu tố môi trường .
Vụ này gia đình ông Lê Văn Toàn, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh thu được 4 tỉ đồng tiền lợi nhuận chỉ riêng một vụ nuôi. Tuy nhiên để có được nguồn lợi nhuận đó, các hộ cũng đã bỏ ra rất nhiều công sức và mức đầu tư lớn. Theo ông Lê Văn Toàn, mỗi ao nuôi gia đình ông phải đầu tư trên một tỉ đồng vào các khâu như nạo vét ao, xây hệ thống kênh mương dẫn nước, thoát nước.
Ông Lê Văn Toàn chia sẻ: "Chúng tôi vì yêu nghề tôm mà từ Cam Ranh ra đây nuôi tôm, chúng tôi thấy nhiều đìa hoang hóa. Một số hộ nuôi không đạt rồi bỏ đìa, bùn lầy, ô nhiễm, vì thế họ bán rẻ cho chúng tôi. Năm 2013 này tôi ứng dụng nuôi tôm lót bạt trên 3 ô và thấy hiệu quả đạt rất cao ,từ đó tôi nhân rộng ra 12 ô . Ô đang thu hoạch đây cho 48 tấn/ha. Tôm đạt trọng lượng 47 con -kg".
Thành công của ông Toàn đã khích lệ thêm nhiều người nuôi tôm khác ở địa phương. Thời điểm này, đìa của Bà Phạm Thị Nga cũng đang được thu hoạch. Gia đình bà có 11 ao nuôi với diện tích 17.500m2. Trong suốt quá trình nuôi, bà đã ứng dụng công nghệ biofloc vừa giúp đáy ao nuôi diệt được khuẩn, vừa gây mầu vi sinh cho nước trước khi thả tôm giúp tôm nuôi tăng sức đề kháng, phát triển tốt. Bà Phạm Thúy Nga cho biết: "Khi mình xử lý môi trường tốt thì tôm sạch sẽ, không gây bệnh và đem lại năng suất cao. Trước đây, mình nuôi ao đất, luôn bị thua vì tôm bị mầm bệnh mang dịch. Bây giờ mình quản lý chặt môi trường nên tôm phát triển và đưa lại thành công".
Hiện tại, việc thu hoạch tôm chân trắng đang diễn ra đồng loạt tại nhiều vùng cát ven biển huyện Vạn Ninh nên ngành chuyên môn chưa thể thống kê cụ thể năng suất, sản lượng. Tuy nhiên, kết quả của 2 vụ nuôi tôm công nghiệp theo hình thức lót bạt trên địa bàn huyện trong năm 2013 đã mở ra nhiều triển vọng cho hoạt nuôi tôm chân trắng trong thời gian tới.
Kỹ sư Lê Ngọc Tấn – Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa cho biết: "Nếu như các hộ nuôi tôm chân trắng có sự đầu tư cao như bắt giống có chất lượng, trong quá trình nuôi có xử lý tốt như có ao chứa lắng, hệ thống dẫn nước, thoát nước thì sẽ có thành công cao".
Hiện nay, hoạt động nuôi tôm chân trắng công nghiệp, đầu tư bài bản, đảm bảo yếu tố môi trường tại huyện Vạn Ninh đang được nhiều hộ nuôi truyền thống từ các địa phương khác tìm đến học hỏi kinh nghiệm. Nuôi tôm công nghiệp đạt hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường là hướng đi cần được nhân rộng. Bởi thực tế cho thấy, nếu đầu tư không tốt, môi trường bị ô nhiễm thì chính người nuôi sẽ gánh chịu tác động xấu trước tiên. Hơn nữa, tính chất bền vững của nghề nuôi sẽ quy định tập quán sản xuất bền vững, lâu dài.
Có thể bạn quan tâm

“Không chỉ là trưởng bản gương mẫu, đi đầu trong các phong trào của thôn, bản, giúp đỡ bà con từng bước xóa đói giảm nghèo, chị Lò Thị Việt ở bản Ho Luông 1 còn là điển hình phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu từ thất bại”, đó là chia sẻ của ông Khoàng Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Lay Nưa, T.X Mường Lay khi nói về nữ trưởng bản Lò Thị Việt. Cách đây 5 năm, cuộc sống của gia đình chị Việt còn nhiều thiếu thốn.

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, việc canh tác cây ngô tại một số vùng trên địa bàn huyện có dấu hiệu chững lại cả về diện tích và năng suất. Làm gì để tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong thực hiện chiến lược phát triển cây ngô tại địa phương là nội dung cấp ủy, chính quyền các cấp và các cơ quan chuyên môn trên địa bàn luôn quan tâm, trăn trở.

Chị Nhùng cho biết, hồi mới đến lập nghiệp, nơi đây hoang vắng, chỉ có vài mái nhà lá đơn sơ. "Vợ chồng tôi không có vốn liếng, không nhà, không đất, sống tạm trong căn lều tranh vách nứa mưa dột, nắng cháy da. Đất đai toàn sỏi với đá, cuốc rát tay mới được miếng đất trồng sắn ăn qua ngày” chị nhớ lại.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Huy Điền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, dự kiến đến năm 2020 cả nước sẽ có 1,2 triệu ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó vùng ĐBSCL chiếm tới 90,8%, với khoảng 805.000 ha.

Tại huyện Kim Sơn (Ninh Bình), vụ tôm năm nay tôm thẻ chân trắng (TTCT) nuôi bị chết hàng loạt khiến nhiều hộ dân điêu đứng, để tiếp tục thả nuôi nhằm gỡ gạc vốn, người phải đi vay nặng lãi. Và lý do sống chết với con tôm của họ là bởi “ở cái đất này, không nuôi tôm, cua thì cũng chả biết làm gì để sống”.