Nông Dân Tại Đắk Nông Chặt Bỏ Gần 400ha Cao Su Vì Lỗ Nặng

Do thời gian gần đây, giá cao su trên thị trường giảm mạnh khiến người trồng cao su bị lỗ nặng, ngoài ra một số vườn cao su lâu năm do trồng giống thực sinh không đảm bảo
Ngày 8/8, Hồ Gấm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn tỉnh Đắk Nông cho biết qua kiểm tra, rà soát của Sở Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn tỉnh, tính đến nay trên toàn địa bàn tỉnh người dân đã chặt bỏ 359,39ha cao su để chuyển sang trồng cây trồng khác.
Do thời gian gần đây, giá cao su trên thị trường giảm mạnh khiến người trồng cao su bị lỗ nặng, ngoài ra một số vườn cao su lâu năm do trồng giống thực sinh không đảm bảo, lượng mủ thấp nên nhiều người dân đã ồ ạt chặt bỏ cây cao su, chủ yếu là cao su tiểu điền chuyển sang trồng các loại cây khác như cây tiêu, càphê, chanh dây nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Hiện nay diện tích tập trung nhiều nhất là tại huyện Đắk R'lấp 212ha, huyện Đắk Song 83ha, huyện Tuy Đức 32ha, huyện Krông Nô 23,5ha và rải rác các địa phương khác.
Tính đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh có 32.000ha cao su, trong đó có 5.970ha cao su quốc doanh, 3.990ha cao su do các doanh nghiệp tư nhân trồng và 22.300ha cao su tiểu điền. Trong đó tổng diện tích đang khai thác hiện nay toàn tỉnh là 12.766ha, với năng suất bình quân đạt 1.627kg/ha.
Trước thực trạng nông dân trong tỉnh chặt bỏ vườn cao su có chiều hướng gia tăng, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo người nông dân không chạy theo thị trường, yên tâm chăm sóc cây cao su, ổn định diện tích đang có.
Đối với một số vườn cao su hết chu kỳ khai thác, năng suất mủ thấp hoặc một số diện tích trồng bằng cây giống thực sinh, giống cũ…thì có thể chặt bỏ trồng lại cây khác.
Bên cạnh đó, tuyệt đối không chặt cây cao su tại những vườn đã trồng bằng giống mới sinh trưởng phát triển tốt, vườn cao su đang cho thu mủ tốt nhằm đảm bảo cân bằng cơ cấu cây trồng toàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều năm vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng quy mô, đến nay gia đình anh Thảo đã có trại nấm mèo, bào ngư gần 100 bịch. Anh Thảo cho biết: Trồng nấm dễ, không mất nhiều thời gian, công sức nhưng để duy trì nghề này thì phải biết kỹ thuật, kinh nghiệm và kiên trì, chịu khó.

Cách đây gần 10 năm, gia đình ông Nguyễn Minh Thiềm, tiểu khu 6, thị trấn Neo (Yên Dũng) tham gia dự án trồng dó bầu với diện tích 0,6 ha. Đến nay, một số cây được cấy trầm bắt đầu cho thu hoạch. Ông Thiềm nói: “Sản phẩm đạt tiêu chuẩn là sau khi cấy chế phẩm trầm, vết sẹo trên cây dó có hình bầu dục, không bị liền bởi các thớ gỗ. Khi thu hoạch, cưa cây tại điểm cách gốc khoảng 10 cm. Phần còn lại để trau mầm, đỡ công trồng cây mới cho lứa tiếp theo. Công ty TNHH Lâm Viên (Hà Nội) thu mua mức giá 40 nghìn đồng/kg gỗ, với 1,2 tấn cây dó cấy trầm, trừ chi phí gia đình tôi thu lãi khoảng 30 triệu đồng”.

Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã trồng hơn 493ha chè, tập trung chủ yếu ở các xã phía Bắc. Trong đó, Phước Lộc là xã có diện tích chè trồng dưới tán điều cao nhất (148ha), kế đến là thị trấn Đạ M’ri (113ha) và xã Hà Lâm (90ha). Các xã Đoàn Kết, Đạ P’Loa và Đạ M’ri, mỗi xã có gần 80ha.

Hiện nay, đối với những diện tích cà phê già cỗi đang trong giai đoạn nhổ bỏ chuẩn bị tái canh, người sản xuất phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc ổn định đời sống vì thiếu hụt nguồn thu nếu không có giải pháp “lấy ngắn nuôi dài”. Vì thế, việc phát triển sản xuất cây khoai tây giống Atlantic trên đất cải tạo tái canh cà phê là một biện pháp hữu hiệu đã và đang triển khai tại TP. Buôn Ma Thuột.

Trong hai tuần đầu của tháng 1-2015 đã có 8 lô nhãn xuất khẩu sang Mỹ. Và trong thời gian tới nhiều loại như xoài, thanh long, măng cụt, mận, nho hay các loại hoa như hoa hồng, cẩm chướng sẽ được xuất sang các nước.