Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông

Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông
Ngày đăng: 03/01/2014

Phú Yên có diện tích mặt nước ngọt tương đối lớn, nhưng việc phát triển thủy sản nước ngọt trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng. Đến nay, diện tích ao hồ nuôi thủy sản nước ngọt ở Phú Yên chỉ hơn 276ha, với tổng sản lượng khoảng 304 tấn.

Nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng mặt nước ngọt cũng như nguồn lao động dồi dào sẵn có tại địa phương, hàng năm Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên đã tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh các đối tượng thủy sản nước ngọt cho người dân trong tỉnh.

Nhiều đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế được nuôi thử nghiệm thành công, thích nghi và phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên ở Phú Yên, như cá bống tượng, trê lai, điêu hồng, rô phi dòng gift, cá lóc, ếch, cá rô đầu vuông… với các hình thức nuôi trong ao đất, bể xi măng phù hợp với từng đối tượng.

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên triển khai thực hiện mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Mô hình được triển khai trên diện tích ao hồ khoảng 10.000m2, với 13 hộ nông dân tham gia, thả nuôi hơn 100.000 con giống, cỡ giống 250 con/kg.

Các hộ tham gia mô hình được Nhà nước hỗ trợ 100% giá trị con giống và 30% giá trị thức ăn, vật tư khác. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên phối hợp với chính quyền địa phương nơi triển khai mô hình tổ chức 3 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại các huyện Phú Hòa, Tây Hòa và Sông Hinh. Bà con tham gia lớp tập huấn được hướng dẫn cách cải tạo ao, gây màu nước, chọn, thả giống, chăm sóc và quản lý ao nuôi. Đến nay, sau hơn 4 tháng nuôi, cỡ cá thương phẩm đạt bình quân 10 con/kg, tỉ lệ sống đạt 77%.

Với giá bán cá thương phẩm hiện nay thấp nhất khoảng 30.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đạt trên 41 triệu đồng/ha ao nuôi. Kết quả bước đầu của mô hình đã khẳng định cá rô đầu vuông là đối tượng nuôi mới, thích nghi và phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên tại Phú Yên. Cá ít bị bệnh, vốn đầu tư thấp, có thể nuôi ở nhiều quy mô khác nhau, ít tốn công chăm sóc, thức ăn có thể tự chế biến tại hộ gia đình bằng cách tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp.

Từ thành công bước đầu, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên đã tổ chức cho nhiều bà con nông dân tham quan học tập để nhân rộng mô hình. Thấy được lợi ích của việc nuôi cá rô đầu vuông, hiện nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đầu tư vốn nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm.

Việc nhân rộng mô hình này sẽ góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt, sử dụng có hiệu quả ao hồ nước ngọt sẵn có tại địa phương và lao động nông nhàn, tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống của bà con nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh Chổi Rồng Chưa Qua, Phấn Trắng Đã Đến Bệnh Chổi Rồng Chưa Qua, Phấn Trắng Đã Đến

Dịch chổi rồng chưa có dấu hiệu giảm bớt trên các vườn nhãn thì trong thời gian qua hơn 250 ha sapôchê (hồng xiêm) ở các địa phương khu vực ven sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang lại bị rệp phấn trắng gây hại nghiêm trọng

30/08/2011
Trồng Chà Là Trên Đất Mặn Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Trồng Chà Là Trên Đất Mặn Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Minh Hải (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã phối hợp với Viện Sinh học nhiệt đới trồng thí nghiệm ở Cà Mau ba loại cây, trong đó có cây chà là ăn trái rất có hiệu quả.

11/06/2012
"Ế" Gần 5.000 Con Cá Sấu

Theo báo cáo từ Chi cục kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, hiện nay toàn tỉnh còn gần 5.000 con cá sấu không có đầu ra, tình hình này khiến cho hàng trăm hộ nuôi cá sấu bị thiệt nặng về kinh tế. Trong khi đó cá sấu để lâu trong chuồng trại lâu chừng nào thiệt hại kinh tế lớn chừng ấy vì chi phí mua thức ăn cho cá sấu rất cao.

11/06/2012
Thủy Lợi Nuôi Tôm Thủy Lợi Nuôi Tôm

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khi đến thăm vùng nuôi tôm công nghiệp lớn nhất ĐBSCL ở tỉnh Sóc Trăng, hỏi “Người nuôi tôm cần gì ở Chính phủ?”. Tất cả những người nuôi tôm đều trả lời “thủy lợi”. Ông Nguyễn Hữu Chí, Phó chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng, nói cụ thể hơn, hệ thống thủy lợi quá khứ để lại chỉ phục vụ trồng lúa, chưa phục vụ nuôi tôm

03/09/2011
Lên Rừng Trồng Nấm Lên Rừng Trồng Nấm

Được hai ông bạn cùng ở ngoại thành Hà Nội, một là nông dân ở Thạch Thất và một là thạc sỹ, giảng viên Đại học Lâm nghiệp ở Xuân Mai (Chương Mỹ) rủ cùng làm nấm, tôi bảo: Tôi chỉ biết đánh “võ mồm” thôi, ngoài ra chẳng biết gì sất.

11/06/2012