Hiệu Quả Của Hệ Thống Tưới Nước Theo Công Nghệ Israel

Hệ thống tưới nước theo công nghệ Israel đã được áp dụng thành công ở nhiều được phương. Đặc biệt hệ thống này có thể áp dụng với nhiều loại cây như: Cà phê, tiêu, bưởi da xanh, ca cao, thanh long, các loại hoa như hoa ly, cát tường... Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã đưa hệ thống tưới vào canh tác cây cọ dầu, cây cao su, bắp, mía đường... tại Lào và Campuchia với kết quả tăng năng suất, chất lượng cây trồng rất tốt.
Lợi ích của hệ thống tưới
Hệ thống tưới nước theo công nghệ mới của Israel sẽ chủ động được lượng nước tưới theo yêu cầu sinh lý của cây trồng và theo thời vụ. Do đó vừa tiết kiệm được nước, lại đảm bảo được lượng nước cần thiết cho cây trồng phát triển. Hệ thống này có ưu điểm là chủ động bón phân theo quy trình được lập trình khoa học.
Theo đó, phân bón được chủ động đưa vào gốc cây trồng qua đường ống, cây trồng hấp thụ trực tiếp theo từng giai đoạn phát triển của cây trồng, giảm được lượng phân bón mất đi do xói mòn. Tương tự, hệ thống chủ động đưa các loại thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng theo đường ống dẫn trực tiếp vào gốc.
Điều này sẽ có lợi cho sự phát triển của cây và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tránh độc hại cho người nông dân. Ngoài ra, sử dụng hệ thống này còn giảm được chi phí nhân công, giảm chi phí giá thành sản phẩm.
Đơn cử, một nông dân có thể điều khiển 10 ha cà phê, tiêu... bằng hệ thống tưới công nghệ Israel. Như vậy, sẽ giảm chi phí nhân công do phải tưới nước bằng cách tưới thủ công đã sử dụng từ trước đến nay.
Hiệu quả của hệ thống tưới công nghệ cao Israel
Hiện nay, một số địa phương ở Tây nguyên đã áp dụng hệ thống tưới này cho cây cà phê và cây tiêu bởi có các ưu điểm sau: Giảm được 50% nước tưới; Giảm được 30% lượng phân bón; Năng suất tăng từ 30 – 40% so với phương thức canh tác thông thường; Giảm đến 70% nhân công thuê mướn để tưới, bón phân theo phương thức canh tác thông thường; Giảm độc hại cho người nông dân khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Tại tỉnh ta có 3 trang trại sử dụng hệ thống tưới công nghệ cao Iserael gồm các hộ: Nguyễn Văn Trung ở thôn Nghĩa Thắng, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa), đầu tư để tưới cà phê; Trang trại tổng hợp Thu Thủy ở huyện Đắk Song thì đầu tư chăm sóc hồ tiêu. Còn trang trại của ông Nguyễn Ngọc Vân ở tổ 7, phường Nghĩa Phú (Gia Nghĩa) thì đầu tư chăm sóc bưởi da xanh.
Theo các hộ trên, đầu tư .hệ thống này bình uân từ 30-40 triệu đồng/ha. Tùy mức đầu tư ban đầu cao song sẽ mang lại hiệu quả về lâu dài như cây trồng phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, tiết kiệm được chi phí sản xuất và năng suất cây trồng đạt cao.
Related news

Tại hội nghị bàn giải pháp, chính sách thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ cá tra tổ chức ngày 30-7 ở TP Cần Thơ, TS Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra, cho rằng cá tra ban đầu chủ yếu được tiêu thụ nội địa nhưng kể từ những năm 2000 đã trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực.

Khoảng một tuần trở lại đây, ngư dân đánh bắt hải sản ven bờ khu vực biển Khánh Hải – Nhơn Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) “trúng mùa” ruốc. Sản lượng đánh bắt mỗi ngày ước đạt hàng chục tấn.

Sau một thời gian triển khai thực hiện Nghị định 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra và thông tư hướng dẫn của Bộ NN&PTNT (Thông tư 23/2014/TT-BNNPTNT) bước đầu đã mang lại hiệu quả. Ngành cá tra đang hướng đến phát triển theo hướng bền vững, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm cá tra trên thị trường.

Nuôi trồng thủy sản góp phần không nhỏ trong cơ cấu kinh tế của huyện Kim Sơn (Ninh Bình). Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng lớn từ yếu tố thời tiết nên nuôi trồng thủy sản có nhiều rủi ro. Vụ nuôi thủy sản vừa qua, một số diện tích nuôi tôm trên địa bàn huyện bị chết làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cũng như thu nhập của người dân.

Ông Phan Khắc Nhựt Tiến ở khóm 8, phường 5, TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) có kinh nghiệm 15 năm nuôi tôm.