Cao thủ nuôi heo
Ông kể, năm 2010 dịch bệnh tai xanh bùng phát dữ dội trên nhiều địa phương cả nước. Trong đó Sóc Trăng bị thiệt hại nặng nề. Các hộ nuôi lỗ nặng. Có hộ nuôi heo không mắc bệnh vẫn lỗ.
Đó là do giá heo tại thời điểm đó giá rất thấp, chỉ khoảng 18.000 - 22.000 đ/kg. Trong khi thức ăn liên tục tăng giá, người nuôi bán heo hơi bị lỗ ít nhất 10.000 đ/kg. Lúc đó có nhiều hộ chăn nuôi, chủ trang trại phải tạm “treo” chuồng và chỉ còn số ít trại nuôi trụ được.
“Thế nhưng bước qua năm 2011 trang trại của tôi trúng to. Số heo thịt còn hơn 300 con trong tổng đàn 750 con heo các loại. Thị trường heo hơi hút hàng mạnh, từ 18.0000 - 22.000 đ/kg tăng vọt lên 60.000 đ/kg. Vào thời điểm đó tôi xuất bán hơn 20 tấn heo thịt, thu được 1,2 tỷ đồng.
Thế rồi trong 3 năm sau, từ tháng 8/2011 đến 2013 giá heo lại giảm còn 34.000 - 36.000 đ/kg. Người nuôi lại gặp khó, vì nuôi không có lời nên một số chủ trang trại giảm đàn, hộ nuôi nhỏ lại gác chuồng.
Vào lúc khó khăn như thế, trang trại của tôi duy trì đàn heo bằng cách thực hành tốt an toàn sinh học trong chăn nuôi, giảm giá thành đầu vào, thay thế thức ăn hỗn hợp từ 12.000 đ/kg sang loại thức ăn khác do trang trại tự phối trộn theo công thức riêng, giá thành chỉ còn 9.000 đ/kg.
Hằng năm, trang trại heo của ông Đức cung cấp 200 - 300 heo nái giống bố mẹ cho người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh, đồng thời tham gia các dự án hỗ trợ hộ nghèo, cung ứng heo giống chất lượng cao 600 - 800 con giống/năm. |
Bên cạnh đó quanh trang trại thực hiện tiêu độc sát trùng, không để xảy ra dịch bệnh. Nhờ vậy, nên vào thời điểm đó, dù trong xã dịch tai xanh bùng phát đợt 2, một số trang trại phải tiêu hủy cả đàn, nhưng trại nuôi heo của tôi may mắn thoát hiểm,” ông Đức chia sẻ.
Qua những lần rủi ro, ông Đức dự đoán, sau khi giá giảm thấp thì thị trường sẽ hồi phục trở lại.
Kể từ tháng 6/2013 ông bắt đầu cho tăng đàn heo nái từ 80 con lên 116 con. Quả thật từ tháng 8/2013 giá heo tăng lên, từ 4 triệu lên 5 triệu đ/tạ và dao động trong khoảng 4,5 - 4,7 triệu đ/tạ và suốt 19 tháng qua, chăn nuôi heo có lãi.
Trong năm 2014 trang trại nuôi heo của ông Đức đạt doanh thu 5 tỷ đồng, lợi nhuận trên 30%. Đó là chưa tính tới những nguồn thu khác từ đất lúa thêm 200 triệu đ/năm.
Ông Đức cho biết, sở dĩ làm ăn phát đạt là do chịu khó tham quan học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình chăn nuôi tiên tiến ở các tỉnh phía Nam và tham gia các lớp học về kỹ năng chăn nuôi của ĐH Cần Thơ và ĐH Nông lâm TP.HCM.
Hiện trang trại đang hoạt động ổn định, với 4 lao động thường xuyên và 4 lao động công nhật. Ông Đức còn hỗ trợ cho 37 hộ chăn nuôi quy mô nhỏ thiếu vốn, bằng cách cung cấp giống trả chậm. Đến khi các hộ xuất bán heo hơi sẽ hoàn trả lại vốn heo giống ban đầu.
Có thể bạn quan tâm
Riêng cô Huỳnh Kim Đào quyết tâm tìm hiểu, dự hội thảo về khoa học kỹ thuật, tự tích lũy kinh nghiệm để tiếp tục theo đuổi cây nấm linh chi. Mặt khác, cô tự tìm đến các công ty sản xuất phôi để tìm phôi giống, đồng thời lo luôn đầu ra cho sản phẩm.
Với việc triển khai Đề án cơ giới hóa đã góp phần đáng kể trong việc giảm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho người trồng lúa (bình quân giảm 4,3 triệu đồng/ha so với thu hoạch thủ công). Tổng nguồn vốn mà người dân vay để mua máy gặt đập liên hợp là 34,227 tỉ đồng.
Chanh lai bông tím là loại cây khá dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, tỷ lệ đậu trái và năng suất cao, đặc biệt được thị trường ưa chuộng. Chanh lai bông tím được xem là giải pháp tốt giúp bà con nhà vườn huyện Châu Thành (Đồng Tháp) phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch chổi rồng trên nhãn.
Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng điện chong đèn kích thích thanh long ra hoa trái vụ trên tỉnh Bình Thuận liên tục tăng với tốc độ cao. Trước sự tăng trưởng của phụ tải thanh long, ngoài việc nỗ lực đầu tư của ngành điện, Điện lực Bình Thuận (PC Bình Thuận) đã có nhiều chương trình hỗ trợ tích cực cho nông dân.
Hiện nay, thanh long ruột trắng đang ở thời điểm nghịch mùa, trong khi thanh long ruột đỏ vẫn còn cho trái mùa thuận nên giá hai loại thanh long này chênh lệch nhau không nhiều. Tuy nhiên, giá thanh long thời điểm này ở mức rất cao, nhất là thanh long ruột trắng nên nông dân trồng thanh long rất phấn khởi do có lợi nhuận cao.