Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Trồng Măng Tây Xanh
Nhằm tạo ra những sản phẩm nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, đạt hiệu quả cao, sau một thời gian tìm hiểu về kỹ thuật trồng măng tây xanh ở một số địa phương và nhận thấy điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp, tháng 8-2012, 10 hộ dân ở thôn Tri Thủy 1 đã chuyển đổi 2 ha đất trồng hoa màu cho năng suất thấp sang trồng măng tây xanh.
Để cây trồng đạt hiệu quả cao, Hội Nông dân xã Tri Hải đã phối hợp với ngành chức năng tổ chức lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây măng. Cùng với đó, Hội Nông dân huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) đã hỗ trợ cho các hộ thực hiện mô hình được vay 10 triệu đồng từ ngồn vốn Chương trình Xây dựng nông thôn mới để đầu tư vào sản xuất.
Mặc dù vừa trải qua đợt nắng nóng kéo dài, song toàn bộ diện tích măng tây xanh vẫn phát triển xanh tốt và cho thu hoạch mỗi ngày. Anh Lâm Hồng Chiến, người tham gia mô hình ở thôn Tri Thủy 1 phấn khởi cho biết, từ những kiến thức học được, anh đầu tư 2 sào đất trồng măng tây xanh, sau thời gian chăm sóc, măng đã cho thu hoạch. Hiện nay, với giá bán măng từ 25.000 đồng đến 60.000 đồng/kg (tùy loại) gia đình thu được khoảng 300.000 đồng/ngày.
Cùng chung niềm vui, anh Nguyễn Văn Sanh thổ lộ: Đây là cây trồng cho thu nhập tương đối cao, đầu ra cho sản phẩm không phải lo. Hiện nay, toàn bộ sản phẩm măng của gia đình và các hộ dân được HTX Sản xuất rau an toàn Văn Hải (ở phường Văn Hải, Tp.Phan Rang-Tháp Chàm) thu mua.
Với 2 sào đất trồng măng, trung bình mỗi ngày gia đình cắt bán được 250.000 – 300.000 đồng, trừ chi phí mỗi tháng thu lãi từ 7 đến 8 triệu đồng.
Theo anh Sanh, măng tây xanh là một loại rau cao cấp có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, nhưng thân mềm, thích hợp với độ ẩm cao nên đòi hỏi phải nắm vững kỹ thuật chăm sóc.
Để cây không bị ngã đổ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển cũng như năng suất, ngay khi trồng phải làm giàn cho măng. Bởi măng là loại cây trồng cho thu hoạch quanh năm, năng suất tăng dần theo thời gian khai thác kéo dài được từ 5 đến 7 năm, vì vậy nếu chăm sóc tốt cây măng mang lại kinh tế cao hơn nhiều các cây trồng khác.
Ông Trần Đình Phẩm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tri Hải phấn khởi: Với hiệu quả của mô hình trồng măng tây xanh ở thôn Tri Thủy 1, thời gian tới Hội sẽ tiếp tục vận động bà con nhân rộng mô hình trồng măng tây xanh, qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm
Để giúp bà con nuôi tôm quản lý thức ăn tiết kiệm và hiệu quả, ngày 06/02/2015 tại xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu; Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS) đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu (TTKNKN) tổ chức lớp tập huấn “Thúc đẩy cải thiện thực hành quản lý cho ăn trong nuôi tôm” cho 35 nông dân nuôi tôm.
Giống cá tầm nhập ngoại tỷ lệ sống thấp (chỉ đạt 40%) do cá bột chưa quen với môi trường, khí hậu, nguồn nước, sức đề kháng kém. Nhiều lứa cá tầm, Công ty nuôi hơn 3 tháng vẫn chết do không thích nghi được với môi trường mới. Để chủ động giống, lãnh đạo Công ty đã đến Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I (Hà Nội) tìm hiểu kỹ thuật ươm cá bột.
Năm nay 44 tuổi, anh Nguyễn Ngọc Huy đã có 11 năm gắn bó với nghề nuôi tôm hùm. Sinh ra và lớn lên ở thôn Bình Ba Tây, xã Cam Bình, một hòn đảo nhỏ nằm trong vịnh Cam Ranh được bao bọc bởi sóng và gió, thuở thiếu thời của anh Huy là những tháng ngày lênh đênh trên biển.
Hệ thống sông, suối, ao, hồ, đập, hồ chứa hệ thống công trình thủy điện, thủy lợi được xác định là nguồn tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi trồng và tái tạo nguồn lợi thủy sản, từng bước nâng cao tỷ trọng lĩnh vực thủy sản trong cơ cấu ngành nông nghiệp.
Phú Yên là một trong 3 tỉnh được chọn triển khai thí điểm khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Ngành Nông nghiệp đang khởi động các chương trình để thực hiện mô hình này thành công, nhất là đầu tư đồng bộ từ khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ, đến xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá…