Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Chống Rét Và Giữ Ẩm Cho Cây Thuốc Lá Bằng Màng Phủ Nông Nghiệp
Vụ xuân năm 2014, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến lâm Bắc Kạn đã phối hợp với phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Ngân Sơn triển khai mô hình “Chống rét và giữ ẩm cho cây thuốc lá bằng màng phủ nông nghiệp", đến nay sau 5 tháng triển khai thực hiện mô hình mang lại những kết quả đáng ghi nhận.
Nguồn kinh phí thực hiện mô hình từ nguồn vốn sự nghiệp của tỉnh. Mô hình được triển khai tại thôn Nà Hin, xã Thượng Ân, với 8 hộ dân tham gia. Các hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ về giống, màng phủ nông nghiệp, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, được tập huấn kỹ thuật về cách trồng, chăm sóc.
Sau hơn 5 tháng triển khai, kết quả đánh giá bước đầu cho thấy, việc sử dụng màng phủ nông nghiệp chống rét, giữ ẩm cho cây thuốc lá phù hợp với trình độ, phương thức canh tác của người dân trên địa bàn; việc sử dụng màng phủ nông nghiệp không những có tác dụng chống rét, giữ ẩm cho cây mà còn tiết kiệm được công lao động, hạn chế côn trùng gây hại, hạn chế bệnh hại, cỏ dại, sự bốc hơi nước, rửa trôi của phân bón, cung cấp thêm ánh sáng cho cây, giúp cây quang hợp tốt, màu sắc lá đẹp.
Thực hiện so sánh mô hình có sử dụng màng phủ nông nghiệp với mô hình không sử dụng màng phủ nông nghiệp nhận thấy: mô hình có sử dụng màng phủ nông nghiệp tiết kiệm được rất nhiều công lao động, giảm chi phí gần 6 triệu đồng/ha; cây sinh trưởng, phát triển tốt (tổng số lá trên cây đạt từ 26 – 34 lá trong đó số lá kinh tế từ 22 – 28 lá); ngoài ra mô hình che phủ màng nông nghiệp còn có nhiều tác dụng khác như hạn chế côn trùng gây hại, điều hòa độ ẩm đất và giữ cấu trúc đất, giữ phân, tăng nhiệt độ đất.
Ông Đồng Ích Thập - thôn Nà Hin, xã Thượng Ân, là một trong những hộ tham gia mô hình cho biết, gia đình ông đã trồng cây thuốc lá nhiều năm nay, tuy nhiên do điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt, đầu vụ xuân thường khô hạn, rét đậm, rét hại kéo dài, thậm chí còn xuất hiện sương muối nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây thuốc lá, dẫn đến năng suất, phẩm cấp kém, chưa tương xứng với tiềm năng, năng suất của giống.
Ông Thiện chia sẻ, từ khi tham gia mô hình gia đình ông đã thấy rõ những hiệu quả mà mô hình mang lại, vừa tiết kiệm được nhân lực, vừa không phải bón phân nhiều lần, vừa không phải vun gốc mà cây vẫn sinh trưởng, phát triển tốt bất chấp sự khắc nghiệt thời tiết.
Sau một vụ triển khai thực hiện có thể khẳng định việc đưa mô hình Chống rét và giữ ẩm cho cây thuốc lá bằng màng phủ nông nghiệp bước đầu đã thành công, phù hợp với trình độ nhận thức, phương thức canh tác của người dân nơi đây. Tuy nhiên, để đạt kết quả tốt hơn nữa, trong thời gian tới các cấp, các ngành cần tiếp tục hỗ trợ kinh phí để thử nghiệm mô hình này trước khi khuyến cáo nhân rộng trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm
Sáng 07-8 tại UBND tỉnh Kiên Giang, Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị chuyên đề quy hoạch và xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản (NTTS) bền vững vùng ĐBSCL. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Hoàng Sa cùng lãnh đạo ngành nông nghiệp của 8 tỉnh/thành ven biển ĐBSCL đã đến dự hội nghị.
Nhằm chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới cho người nuôi trồng thủy sản phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả và tăng thu nhập, mới đây, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định đã thực hiện thành công mô hình “ương tôm hùm bông giống trong lồng” tại xã đảo Nhơn Châu, TP Quy Nhơn.
Hiện ở Tiên Yên (Quảng Ninh), nhiều người dân đã đổi đời, trở thành triệu phú từ nghề nuôi tôm. Không chỉ đơn thuần là những vùng nuôi quảng canh, bán thâm canh, nơi đây đã dần xuất hiện, phát triển các vùng nuôi tôm công nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đồng thời, các doanh nghiệp cần chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu để tránh phát sinh vướng mắc khi xuất khẩu thủy sản vào Liên bang Nga và Liên minh Hải quan. Trong đó đặc biệt lưu ý đến sản phẩm được phép xuất khẩu, hợp đồng xuất khẩu, nhà nhập khẩu được VPSS công nhận.
Bên cạnh đó, Sở cũng khuyến khích việc chế biến và tồn trữ thức ăn khô từ cỏ, rơm rạ, thân đậu, bắp và áp dụng phương pháp gieo tinh nhân tạo, trong đó có phương pháp gieo tinh phân biệt giới tính để nâng cao chất lượng và sản lượng khai thác.