Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Bước Đầu Của Mô Hình Trồng Rừng Thâm Canh Keo Lá Tràm

Hiệu Quả Bước Đầu Của Mô Hình Trồng Rừng Thâm Canh Keo Lá Tràm
Ngày đăng: 19/05/2012

Huyện Krông Búk có tổng diện tích 35.867,71 ha đất tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp chiếm 80%. Điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu của huyện thích hợp với cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày có giá trị kinh tế cao.
 
Năm 2010, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trạm Khuyến nông huyện Krông Buk đã triển khai mô hình trồng rừng thâm canh keo lá tràm năm thứ I, 2010. Năm 2011, trạm tiếp tục thực hiện mô hình năm thứ II, 2011. 28 hộ tham gia thực hiện mô hình là đồng bào dân tộc Ê đê, được Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí phân bón và kinh phí triển khai. Chủ hộ đầu tư công chăm sóc và bảo vệ vườn cây. Tổng nguồn kinh phí đã triển khai 138.841.000 đồng, trong đó kinh phí triển khai năm 2010 là 109.400.000 đồng, năm 2011 là 29.441.000 đồng. Mô hình trồng và chăm sóc cây keo lá tràm trên địa bàn huyện Krông Buk năm 2011 đạt tỷ lệ cây sống là 85-90%; chiều cao trung bình đạt 2 m. Hiện nay tổng diện tích rừng keo lá tràm trên địa bàn huyện là 35 ha.

Đây là một dự án khuyến lâm có ý nghĩa thực tế, tận dụng đất trống, đất đồi núi để tăng thu nhập cho người nông dân tham gia mô hình. Đồng thời có tác dụng tốt trong việc phủ xanh đất trống, đất đồi núi, hạn chế hiện tượng xói mòn ở vùng đất Tây Nguyên nói chung và huyện Krông Buk nói riêng. Mô hình này tạo điều kiện cho bà con nông dân trên toàn huyện tham quan học tập kinh nghiệm và nhân rộng diện tích.

Có thể bạn quan tâm

Rau quả xuất khẩu tăng mạnh trong quí 1-2015 Rau quả xuất khẩu tăng mạnh trong quí 1-2015

Kim ngạch xuất khẩu nhiều loại rau quả lại tăng trưởng khá, thậm chí có thị trường tăng từ 2 đến 3 lần so với cùng kỳ, dù tình trạng rau quả ùn tắc tại cửa khẩu tiếp giáp Trung Quốc - thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của Việt Nam - diễn biến hết sức phức tạp.

24/04/2015
Nông dân chặt bỏ cây cao su vì giá mủ rớt thảm hại Nông dân chặt bỏ cây cao su vì giá mủ rớt thảm hại

Thời gian gần đây, nông dân ở thị xã Hương Trà và huyện Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) đã ồ ạt đốn hạ nhiều diện tích cây cao su với mục đích bán gỗ hoặc chuyển sang trồng rừng kinh tế do giá bán mủ cao su trên thị trường đang rớt thê thảm, người nông dân phải gánh chịu nhiều thua lỗ…

24/04/2015
Hiệu quả từ cơ giới hóa trên cây rau tại huyện Hóc Môn (TPHCM) Hiệu quả từ cơ giới hóa trên cây rau tại huyện Hóc Môn (TPHCM)

Để thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Hóc Môn (TPHCM) chuyển đổi cây trồng vật nuôi có hiệu quả thấp sang hiệu quả cao, UBND huyện Hóc Môn đã thực hiện chương trình chuyển đổi từ đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng rau có giá trị cao, cung cấp sản phẩm rau an toàn cho thị trường thành phố.

24/04/2015
An Giang mở rộng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu An Giang mở rộng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu

Tỉnh An Giang thực hiện chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu do Công ty Cổ phần rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) đầu tư liên kết, hợp tác với nông dân trồng rau màu trong tỉnh, đã góp phần nâng giá trị sản xuất, khai thác đất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, và tạo được nguồn hàng phong phú phục vụ cho xuất khẩu.

24/04/2015
Hà Nội mở rộng quy mô sản xuất lúa hàng hóa Hà Nội mở rộng quy mô sản xuất lúa hàng hóa

Điểm mới nhất của chương trình sản xuất hàng hóa chất lượng cao (CLC) năm 2015 là việc TP Hà Nội chuyển giao về các huyện triển khai. Hiệu quả của chương trình trong 5 năm qua đã trở thành động lực thúc đẩy các địa phương tiếp tục mở rộng diện tích với nhiều giống lúa cho năng suất và chất lượng hơn.

24/04/2015