Nâng cao nhận thức, tạo động lực phát triển kinh tế tập thể

Lãnh đạo xã Thạch Thắng báo cáo tình hình phát triển kinh tế HTX trên địa bàn thời gian qua
Thời gian qua, xã Thạch Thắng đã tập trung chỉ đạo, phát triển các HTX và Tổ hợp tác.
Số HTX thành lập mới trong các ngành, các lĩnh vực tăng, đa dạng về đối tượng tham gia, lĩnh vực hoạt động. Một số mô hình HTX kiểu mới trên địa bàn xã đã bước đầu hình thành, dần thay thế những mô hình kiểu cũ.
Đến nay, xã có 7 HTX, 8 THT đang hoạt động hiệu quả. Một số HTX là điển hình tiên tiến trong toàn huyện như: HTX chăn nuôi lợn nái Thanh Tâm, HTX chăn nuôi lợn thịt và cá nước ngọt Đồng Tiến.
Đoàn kiểm tra hoạt động ở HTX Thanh Tâm
Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy, một bộ phận cán bộ, đảng viên nhận thức chưa đầy đủ về chủ trương của Đảng đối với phát triển kinh tế tập thể; thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ còn nhiều bất cập, chưa tạo động lực cho kinh tế tập thể phát triển mạnh.
Đội ngũ quản lý hợp tác xã còn nhiều bất cập, trình độ năng lực hạn chế, chưa yên tâm công tác lâu dài.
Một số hợp tác xã thiếu chiến lược kinh doanh, chậm đổi mới, chưa phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh, thu hút nguồn lực để phát triển; đầu ra sản phẩm chưa ổn định.
Tại buổi làm việc, Đoàn yêu cầu cấp ủy, chính quyền xã Thạch Thắng đánh giá đúng thực trạng về kinh tế tập thể, nhất là làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong chỉ đạo phát triển HTX và THT ở địa phương cũng như những vấn đề cần đề xuất kiến nghị với tỉnh để tháo gỡ.
Đoàn cũng đề nghị xã tiếp tục nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân về phát triển kinh tế tập thể; quan tâm thực hiện đầy đủ các cơ chế chính sách hỗ trợ, tạo động lực cho kinh tế tập thể phát triển mạnh; đẩy mạnh việc chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã và thành lập mới các HTX, THT; tăng cường các hoạt động tư vấn, tập huấn nâng cao trình độ quản lý các hợp tác xã...
Có thể bạn quan tâm

Tôn trọng tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng hợp tác xã kiểu mới, Nhà nước phải tăng cường hỗ trợ… là những gì ông Nguyễn Hữu Nguyên (thường gọi ba Nghiệp), “đại gia” nuôi cá tra ở xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang), đúc kết được sau nhiều chuyến học tập ở nước ngoài. Theo ông, nếu không thay đổi tư duy sản xuất, cá tra Việt Nam sẽ khó tồn tại và cạnh tranh với thế giới.

Không ai biết rõ con nghêu xuất hiện ở vùng biển Gò Công từ bao giờ, chỉ biết những năm trước đây, nhiều người đã khai thác và làm giàu từ nó. Chính vì nguồn lợi quá dồi dào nên nhiều người đã ví các sân nghêu như mỏ “vàng trắng”. Tuy nhiên, những năm gần đây, người nuôi nghêu lại đau đáu nỗi lo mỗi khi vào mùa thu hoạch; nhiều người mất ăn, mất ngủ, thậm chí bạc đầu vì nó.
Được cán bộ nông nghiệp xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên giới thiệu, chúng tôi tìm đến mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên nền cát trải bạt của anh Lê Văn Nhất ở thôn Hòa Thạch.

Cứ đến tháng 5 - 6 hằng năm, người dân ở các vùng ven biển Bình Sơn (Quảng Ngãi) lại được dịp hái “lộc biển” khi đua nhau khai thác rong mơ. Tuy nhiên, tình trạng khai thác ồ ạt loại rong biển này đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển gần bờ.

Tính đến nay, diện tích nuôi thủy sản được thu hoạch khoảng 1.003 ha, tăng 6,0% so cùng kỳ, trong đó diện tích nuôi cá tra là 567 ha, tăng 7,0% so cùng kỳ. Sản lượng thủy sản nuôi trồng thu hoạch là 132 ngàn tấn, tăng 6,5%, trong đó sản lượng cá tra 110 ngàn tấn, tăng 3,1% so cùng kỳ.