Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hết Nghèo Nhờ Đàn Bò Của Hội

Hết Nghèo Nhờ Đàn Bò Của Hội
Ngày đăng: 14/04/2014

Mô hình “Chăn nuôi trâu, bò sinh sản luân chuyển hỗ trợ hộ nông dân giảm nghèo” do Hội ND Hà Giang triển khai từ năm 2007, đến nay, đàn trâu, bò của dự án không ngừng sinh sôi, giúp nhiều hộ từng bước thoát nghèo…

Gia đình ông Hầu Xuân Ngán, thôn Lùng Càng, xã Phong Quang, huyện Vị Xuyên tuy cần cù, nhưng do không có vốn, lại chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên gia đình ông vẫn nghèo khó. Ông những mong mình có vốn làm ăn để vượt lên đói nghèo.

Được bê, trả bò mẹ

Mong muốn của ông Ngán trở thành hiện thực khi Hội ND tỉnh triển khai mô hình “Chăn nuôi bò sinh sản luân chuyển hỗ trợ hộ nông dân giảm nghèo” về xã Phong Quang. Theo đó, 29 hộ nghèo trên địa bàn xã tham gia mô hình được hỗ trợ mỗi hộ một con bê cái, trị giá 2,2 triệu đồng và 500.000 đồng để tu sửa chuồng trại. Ông Ngán cho biết: “Năm 2011, tôi được hỗ trợ một con bò cái.

Từ ngày có bò mẹ, gia đình tôi đã có thêm thu nhập từ chăn nuôi, đồng thời chủ động được sức cày kéo, bổ sung thêm phân bón cho cây trồng. Sau 3 năm, từ 1 con bò dự án đến nay nhà tôi đã có thêm 2 con bò, tính ra giá trị cũng được mấy chục triệu đồng. Nếu không có việc gì cần thiết phải bán đi, chúng tôi sẽ tiếp tục để đàn bò sinh sôi lên”.

Ông Nguyễn Đức Hành - Chủ tịch Hội ND xã Phong Quang cho hay: Các chương trình hỗ trợ khác chỉ cho một lần rồi xong, ưu điểm của các mô hình này là chỉ đầu tư một lần nhưng vẫn có cái để nhân rộng ra những năm tiếp theo.

Mô hình thực hiện theo phương pháp, các hộ được nhân nuôi một con bò cái và được hưởng con bê đầu tiên; bê con thứ 2 trả lại cho ban quản lý mô hình để luân chuyển sang hộ nghèo khác; con thứ 3 chủ hộ được hưởng nhưng khi bê được 12 tháng tuổi phải trả bò mẹ cho ban quản lý mô hình để bán thanh lý, ưu tiên giảm 20% giá bán với đối tượng hộ trực tiếp nuôi. Số tiền thanh lý bò mẹ được trích 50% vào nguồn vốn tái đầu tư, phần còn lại dành cho các cấp hội trực tiếp quản lý.

Trước khi nhận bò về nuôi, các hộ được tập huấn kiến thức chăn nuôi bò sinh sản, trong quá trình nuôi, cán bộ thú ý, khuyến nông xã đến kiểm tra, theo dõi thường xuyên, đảm bảo cho bò mẹ sinh trưởng, phát triển tốt. Do đó, đàn bò đều khỏe mạnh, không bị dịch bệnh. Các hộ cũng đã chủ động đầu tư sửa chuồng trại, 100% hộ đều có chuồng trại nuôi bò đạt yêu cầu.

Nhân thêm đàn trâu, bò

Gần 8 năm thực hiện dự án, đến nay đàn bò xã Phong Quang đã phát triển lên 77 con, tổng giá trị ước đạt trên 700 triệu đồng; đã luân chuyển được 16 con bê giống cho 16 hộ nghèo nuôi, nâng tổng số hộ được hưởng lợi từ dự án lên 45 hộ. Trong đó, 18 hộ thoát nghèo, một số hộ đã có tích lũy.

Qua gần 8 năm thực hiện dự án, đến nay đàn bò xã Phong Quang đã phát triển lên 77 con, tổng giá trị ước đạt trên 700 triệu đồng; đã luân chuyển được 16 con bê giống cho 16 hộ nghèo nuôi, nâng tổng số hộ được hưởng lợi từ dự án lên 45 hộ. Trong đó, 18 hộ thoát nghèo, một số hộ đã có tích lũy.

Từ thành công tại xã Phong Quang, Hội ND tỉnh đã nhân rộng mô hình chăn nuôi trâu, bò sinh sản luân chuyển ra toàn tỉnh. Đến đầu năm 2014, Hội ND tỉnh đã triển khai 14 dự án chăn nuôi trâu, bò sinh sản luân chuyển tại 6 huyện với trên 300 hộ dân tham gia. Số trâu, bò hỗ trợ ban đầu trên 300 con, tổng kinh phí hỗ trợ trên 1,6 tỷ đồng, trong đó gần 1,5 tỷ đồng mua giống, số tiền còn lại hỗ trợ các hộ tu sửa chuồng trại.

Ông Nguyễn Văn Tự - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh cho biết: “Hội chú trọng công tác quản lý dự án, phân cấp cho huyện và cơ sở theo dõi thường xuyên, đồng thời tăng cường kiểm tra đàn trâu, bò nuôi luân chuyển. Đến nay, đàn trâu, bò của Hội phát triển tốt. Hội sẽ tiếp tục mở rộng dự án để có thêm nhiều hộ nghèo được hưởng lợi”.


Có thể bạn quan tâm

Năng Suất Tăng, Dịch Bệnh Giảm Năng Suất Tăng, Dịch Bệnh Giảm

Theo báo cáo của Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước, trong năm 2013, diện tích mặt nước nuôi tôm và các loài thủy sản nước lợ toàn huyện đạt 970 ha, bằng 99,47% kế hoạch năm, tăng 0,32% so với cùng kỳ. Các diện tích nuôi tôm tập trung tại các xã khu Đông của huyện, gồm Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Thuận. Trong đó, diện tích nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh gần 100 ha; nuôi quảng canh cải tiến, nuôi ghép các đối tượng thủy sản khác (tôm, cá, cua, hàu)… theo phương thức thân thiện với môi trường 870 ha.

14/11/2013
Cải Tạo Đàn Bò Địa Phương - Hướng Phát Triển Chăn Nuôi Bền Vững Cải Tạo Đàn Bò Địa Phương - Hướng Phát Triển Chăn Nuôi Bền Vững

Huyện biên giới Tân Hồng (Đồng Tháp) là địa phương có số lượng đàn bò lớn nhất tỉnh. Những năm qua, huyện đã đẩy mạnh việc thực hiện chuyển đổi mùa vụ, giống cây trồng, vật nuôi, vận động người dân chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng tổng đàn.

14/11/2013
Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Bò Nhốt Thâm Canh Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Bò Nhốt Thâm Canh

Tại thôn 8, xã Hòa Sơn, UBND huyện Krông Bông (Đắk Lắk) đã tổ chức Hội nghị đánh giá và nhân rộng mô hình nuôi bò nhốt thâm canh trên địa bàn huyện. Tham dự hội nghị có đại diện Trung tâm Công nghệ Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên; đại diện lãnh đạo 14 xã, thị trấn và đông đảo người chăn nuôi bò trên địa bàn huyện Krông Bông.

14/11/2013
Ổn Định Kinh Tế Nhờ Nuôi Bò Sữa Ổn Định Kinh Tế Nhờ Nuôi Bò Sữa

Gần 20 năm cần mẫn với nghề nuôi bò sữa đã giúp gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc Anh (55 tuổi), ngụ tại ấp Chánh Lộc, xã Chánh Mỹ, TP.TDM (Bình Dương) ổn định kinh tế.

14/11/2013
Dịch Lở Mồm Long Móng Diễn Biến Phức Tạp Dịch Lở Mồm Long Móng Diễn Biến Phức Tạp

Các cơ quan chức năng Quảng Trị đang nỗ lực phòng chống dịch lở mồm long móng ở gia súc tại một số xã ở huyện Gio Linh. Từ đầu tháng 11 đến nay, trên địa bàn huyện Gio Linh đã xuất hiện thêm 43 con trâu, bò nhiễm bệnh, nâng tổng số gia súc bị nhiễm bệnh đến thời điểm hiện tại trên toàn tỉnh là 278 con.

14/11/2013