Heo ở lò mổ lậu dương tính với chất cấm

Ngày 5-10, Chi cục Thú y TP.HCM cho biết đang tiến hành củng cố hồ sơ để xử phạt, đồng thời tiêu hủy toàn bộ lô heo tại lò mổ “lậu” ở Q.Gò Vấp vì kết quả xét nghiệm cho thấy dương tính với chất cấm salbutamol (chất tạo nạc, tăng trọng).
Theo Chi cục Thú y, ngày 3-10 trạm thú y Q.Gò Vấp phối hợp với cơ quan chức năng địa phương kiểm tra lò mổ heo “lậu” của ông Trần Văn Thành (36 tuổi, quê Vĩnh Phúc, ngụ Q.Gò Vấp), phát hiện đang tổ chức mổ heo trái phép.
Kiểm tra thực tế, Thú y Q.Gò Vấp xác định ngoài số lượng trên 100kg thịt heo, trong chuồng có 18 con heo đang chờ được giết mổ. Ông Thành không xuất trình được giấy phép giết mổ, giấy chứng nhận kiểm dịch, nguồn gốc của lô heo trên.
Trạm thú y Q.Gò Vấp tiến hành lập biên bản xử phạt ông Thành, đồng thời chuyển toàn bộ 18 con heo về trạm kiểm dịch Hóc Môn lấy mẫu xét nghiệm.
Kết quả trong 3 mẫu, có 1 mẫu dương tính với chất tạo nạc, tăng trọng. Hàm lượng chất cấm tồn dư khoảng 13ppb (ppb là hàm lượng chất cấm trên một mẫu, theo quy định từ 2ppb trở lên là dương tính).
Cùng ngày, Chi cục Thú y TP.HCM cho biết từ nguồn tin của quần chúng về việc nghi ngờ một số hộ chăn nuôi tại huyện Hóc Môn có dấu hiệu sử dụng chất tạo nạc, tăng trọng, chi cục đã cử đoàn kiểm tra lấy 5 mẫu tại 5 hộ chăn nuôi ở các xã Nhị Bình, Đông Thạnh, Xuân Thới Thượng...
Kết quả xét nghiệm cho thấy một mẫu dương tính với chất cấm xuất phát từ hộ chăn nuôi bà Nguyễn Thị Chấn ở xã Xuân Thới Thượng.
Có thể bạn quan tâm

Do nắng hạn khốc liệt, mạch nước ngầm lại bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nghiêm trọng nên vụ hè thu này nhiều diện tích lúa ở thôn Hà Thuận và Trà Đông (xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên) phải bỏ hoang. Những chân ruộng may mắn gieo sạ được thì lúa non cũng đang chết héo dần vì không có nguồn nước tưới…

Để đạt mục tiêu đề ra, những tháng còn lại của năm cần tăng cường thu hoạch tôm nuôi gắn với khai thác biển để bảo đảm nguồn nguyên liệu cho chế biến. Bên cạnh đó, cần tăng cường khả năng chế biến sản phẩm thuỷ sản các loại để xuất khẩu cũng như đẩy mạnh xuất khẩu gắn với xử lý dứt điểm hàng tồn kho.

Ngày 22/11/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo Hội Nghề cá Việt Nam và Tạp chí Thủy sản Việt Nam tổ chức trao tặng Danh hiệu “Chất lượng Vàng Thủy sản Việt Nam lần thứ ba – 2014” nhằm ghi nhận thành tích, khơi dậy ý thức trách nhiệm của nông dân, ngư dân, doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà khoa học, nhà quản lý đang tham gia hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của ngành thủy sản.

Quy hoạch vùng trồng cỏ, ngô và các loại cây ngắn ngày khác cung cấp khoảng 30.000 tấn thức ăn/năm; vốn đầu tư dự kiến: 250 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án hoàn thành trồng trọt vùng nguyên liệu 120 ha trong 16 tháng kể từ ngày được giao đất và bắt đầu xây dựng trang trại vào năm 2018.

Theo số liệu thống kê từ Trạm thủy sản thị xã Ngã Bảy, hiện trên địa bàn thị xã Ngã Bảy còn 89 hộ nuôi cá tra thương phẩm với diện tích mặt nước ao nuôi 51ha. Trong đó diện tích đã được thu hoạch trong hơn 10 tháng đầu năm nay là 42ha, với tổng sản lượng trên 11.000 tấn.