Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Heo hậu bị luôn gặp nguy cơ cao nhất trong trang trại

Heo hậu bị luôn gặp nguy cơ cao nhất trong trang trại
Ngày đăng: 09/09/2015

1. Trong vòng đời sinh sản của nái (SPL) trọng lượng cai sữa tăng 100 kg.

2. Nái trong vòng đời tăng thêm 1 lần đẻ.

3. Phí tổn thay đổi đàn giảm 20 %.

4. Số heo thịt xuất chuồng/ nái /năm ( MSY) tăng 1,8 con, trong vòng đời sinh sản của nái (SPL) tăng 24 con (23,1~26,3 con).

Và có 7 nông trại xác nhận năng suất cao hơn 20 % so với năng suất kể trên. Trong số các nông trại này có nông trại mỗi SPL đạt 500 kg trọng lượng cai sữa. Đây là năng suất rất tốt. Vậy làm như thế nào để đạt được năng suất nêu trên?

1. Tổng quan

Tập trung quản lý heo hậu bị.

Toàn thể nông trại phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tăng cường hệ miễn dịch.

Khi nhập heo hậu bị từ bên ngoài phải kiên nhẫn, phải có thời gian cách ly đầy đủ trước khi phối lần đầu tiên.

Để thực hiện được điều này cần sử dụng thiết bị nuôi cách ly heo hậu bị (Gilt pool), có chỗ nuôi rộng rãi.

Để quản lý nhập heo hậu bị có kế hoạch cần tư vấn bác sĩ thú y hoặc chuyên gia.

Việc quản lý nâng cao năng suất sinh sản cho trang trại thì phần nâng cao năng suất cho heo hậu bị thường có hiệu quả hơn.

Tuy nhiên việc nâng cao năng suất sinh sản cho heo hậu bị không dễ dàng như khi ta nói.

2. Chìa khóa nằm ở hoàn thiện hệ miễn dịch

Tại sao lại gọi heo hậu bị là heo “gặp nguy cơ cao nhất trong trang trại”?

Heo hậu bị là heo nuôi chưa được lâu trong trang trại dĩ nhiên cũng là heo thuộc dạng trẻ. Trẻ ở đây không có nghĩa nhỏ về cơ thể mà là nói về khả năng miễn dịch bảo vệ cơ thể của heo chưa thuần thục. Heo cần thời gian để hệ miễn dịch được hoàn thiện.

Khi nhập heo hậu bị từ trại khác về cần nghiên cứu tình hình dịch bệnh ở khu vực đó. Có thể heo mang theo mầm bệnh đến trang trại. Chính vì vậy việc nhập heo hậu bị không an toàn có thể gây ảnh hưởng tới trang trại.

Điều quan trọng là nhập heo an toàn không bệnh. Tuy nhiên, việc cho hậu bị tiếp xúc với nái trong trại có thể gây phát sinh các vấn đề do sự chênh lệch về hệ miễn dịch của 2 loại heo trên.

3. Cần thuần dưỡng cách ly heo một cách tốt nhất

Khi nhập heo hậu bị cần có kế hoạch và chuẩn bị thời gian để thực hiện đầy đủ các bước.

Trong vòng 3~4 ngày đầu tiên là thời gian cần phải kiểm dịch, kiểm tra triệu chứng bất thường của heo. Bước tiếp theo l à cho heo hậu bị làm quen với hệ vi sinh vật có trong trang trại, nhằm kích hoạt hệ thống miễn dịch của heo.

Nhiều nhà chăn nuôi đã phạm sai lầm ở giai đoạn này. Quá trình thuần dưỡng cách l y vội vàng, không theo hướng dẫn của bác sĩ thú y . Ở g iai đoạn đầu đặc biệt này nếu heo hậu bị không được làm quen với hệ vi sinh vật có trong trại thì heo sẽ gặp nhiều vấn đề.

Nếu thời gian thuần dưỡng không đủ dài thì heo hậu bị trong tương lai sẽ gặp nhiều trở ngại sinh sản. Và điều này gây ảnh hưởng tới năng suất toàn trại.

4. Phân chia theo lứa đẻ

Heo hậu bị nhập về cho đến khi hoàn thiệ n hệ miễn dịch được đưa vào sản xuất, nhưng đến lứa thứ 2 năng suất sụt giảm , sau đó heo hay bị lên giống lại , gặp sự cố.

Chính vì vậy, các nước tiên tiến áp dụng biện pháp quản lý phân chia theo lứa đẻ nhằm nâng cao năng suất.

5. Chi phí đầu tư

Nếu chúng ta đầu tư trại riêng cho nái lứa đầu thì chi phí dĩ nhiên sẽ gia tăng. Hiện nay theo khuyến cáo, nếu sử dụng thiết bị Gilt pool sẽ giảm được chi phí. Để cách ly heo con cai sữa của nái lứa đầu thì cần phải đầu tư cho trại cai sữa thêm 15 %.

Theo tài liệu thu thập trong vòng 4 năm của Mỹ, chi phí sản xuất cho nái sẽ tăng khoảng 12 % (4~20 %), phí sản xuất thời kì cai sữa sẽ tăng 2 %. Hơn thế nữa chi phí nhân công cũng tăng thêm.

Trường hợp quản lý theo lứa đẻ và chi phí sản xuất tăng thêm 15 % thì trong vòng 10 năm chúng ta sẽ hết khấu hao. (Gadd. 2008).

6. Khi nào hoàn vốn đầu tư?

Theo các kết quả nghiên cứu hiện nay hệ thống này giúp tăng số lứa đẻ lên 1,6 bình quân trong vòng đời nái tăng 16 con xuất thịt. Nếu dựa vào kết quả này thì trong vòng đời của nái (SPL) lợi ích tăng 30 % trong đó tiền đầu tư thêm vào chuồng trại là không quá 15 %. Hơn thế nữa tỷ lệ thay hậu bị giảm 20 % dẫn đến phí sản xuất giảm thêm 5 %.

Theo đó, công thức sẽ là 30 + 5 = 35 : 15 = 2,33 : 1. Nếu nhìn vào con số này, bạn sẽ không lo lắng vào số tiền đầu tư. Thời kì đầu bạn sẽ tốn nhiều chi phí đầu tư thêm nhưng về lâu dài sẽ có những lợi ích thiết thực.

® Kiến Khức Chăn Nuôi giữ bản quyền nội dung trên website này


Có thể bạn quan tâm

Ảnh hưởng độc tố Fumonisin đến năng suất của lợn thịt Ảnh hưởng độc tố Fumonisin đến năng suất của lợn thịt

Đánh giả ảnh hưởng của độc tố fumonisin (FUM) và hiệu quả của việc sử dụng chất hấp phụ độc tố để làm giảm tác hại của độc tố fumonisin đến năng suất của lợn

03/08/2018
Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái

Căn cứ vào triệu chứng nêu và giai đoạn của lợn thì lợn nhà chị khả năng bị mắc bệnh viêm tử cung. Bệnh này là một bệnh sinh sản thường gặp trong chăn nuôi lợn

06/08/2018
Kỹ thuật chăm sóc heo con trong những ngày đầu tiên Kỹ thuật chăm sóc heo con trong những ngày đầu tiên

Trong phần này, nội dung chính đề cập đến tầm quan trọng của sữa đầu, thân nhiệt, kháng thể của heo con… cũng như vai trò quan trọng của heo nái

06/08/2018
Khoáng vi lượng trong chăn nuôi lợn Khoáng vi lượng trong chăn nuôi lợn

Khoáng vi lượng chỉ chiếm một phần nhỏ trong nhu cầu nhưng lại đóng góp vai trò quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển của lợn.

07/08/2018
Cần bao nhiêu Lactose trong thức ăn cho heo con sau cai sữa? Cần bao nhiêu Lactose trong thức ăn cho heo con sau cai sữa?

Ngan Pháp có tính thích nghi cao, dễ nuôi, ít bệnh, trọng lượng lớn, thịt ngon và tỷ lệ thịt cao hơn ngan nội địa.

08/08/2018