Bệnh bại liệt ở heo nái
1. Nguyên nhân:
Là do quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng không đúng quy trình kỹ thuật. Trong khẩu phần thức ăn thiếu canxi, phốtpho. Chuồng trại thiếu ánh sáng nên cơ thể heo thiếu vitamin D, khả năng hấp thụ canxi kém, xương xốp mềm.
2. Triệu chứng:
Heo nằm nhiều, sốt cao, co giật, đi lại khó khăn, lưng cong, sau đó đi lại bằng 2 chân trước. Phần thân sau không có phản ứng khi bị châm kim. Phần bị liệt có thể teo cơ, thân nhiệt thấp, nếu không điều trị kịp thời, sẽ bị thối loét ở vùng bị liệt.
3. Phòng bệnh:
Tốt nhất là phòng bệnh cho heo nái từ giai đoạn hậu bị và mang thai kỳ I, kỳ II. Heo nái nuôi cần cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các nguyên tố vi lượng. Thường xuyên cho heo vận động, chuồng trại phải có ánh nắng buổi sáng để heo tắm nắng. Giữ nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ. Không dùng heo đực giống quá lớn để phối giống cho lợn nái có tầm vóc nhỏ.
4. Điều trị:
Kết hợp giữa dùng thuốc với chế độ ăn uống, vận động, xoa bóp. Dùng thuốc Calmaphos 20ml/con; calcium F 10ml/con ngày 2 lần; Calci chloride 10ml/con ngày 2 lần, Shychnm B1 2-4ml/con; Long não 5-10ml/con, vitamin B-Complex 2-5ml/con... Cần trộn vào thức ăn Hanvit K &C, Hanminvit – Super, Hanmix-B. Dùng cám gạo với một ít muối rang nóng để xoa bóp vùng bị liệt, xoa bóp 3-4 lần/ngày.
Có thể bạn quan tâm
1. Đối với lợn nái: Chủ hộ phải phát hiện được thời điểm lợn nái động dục và những triệu chứng lâm sàng trong quá trình động dục để người dẫn tinh viên kịp thời xử lý các tình trạng xấu ảnh hưởng đến tỉ lệ thụ thai .
Chăn nuôi quy mô nhỏ, điều kiện đầu tư còn hạn chế, chăn nuôi với mật độ cao. Đây là một trong những yếu tố gây bất lợi trong chăn nuôi khi bước vào mùa hè thời tiết oi bức, nhiệt độ lên cao, dễ phát sinh lây lan dịch bệnh, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.
1. Nguyên nhân: Do một loại sán lá (nhân dân thường gọi là sán lá hạt hồng hay sán lá trầu) gây nên.