Heo hậu bị là bộ mặt của nông trại
Trong thời gian gần đây, các trang trại đã nhận thức được tầm quan trọng của trại hậu bị nên số nông trại xây dựng trại hậu bị đã gia tăng. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều trang trại không có trại hậu bị, hoặc có trại nhưng dơ và nóng. Trại hậu bị phải có những trang thiết bị phù hợp để nâng cao năng suất heo.
1. Tầm quan trọng của việc quản lý heo hậu bị
Nái lứa đầu chiếm từ 20~25 % tổng số nái toàn trại, số nái này chiếm tỷ lệ cao nhất trong trại. Chính vì vậy năng suất nái lứa đầu quyết định năng suất của toàn trại.
Để nâng cao năng suất PSY toàn trại, con đường ngắn nhất là nâng cao năng suất nái lứa đầu.
Theo lứa đầu , nếu số con đẻ ra chỉ chênh lệch 2 con thì trong suốt vòng đời nái số con chênh lệch lên tới 6,8 con. Vì vậy quản lý nái lứa đầu rất quan trọng ảnh hưởng tới lợi ích sau này của toàn trang trại.
Tại đại đa số các trang trại tỷ lệ đẻ của heo hậu bị rất thấp. Và chênh lệch tỷ lệ đẻ heo hậu bị của từng trang trại là rất lớn. Chính vì vậy, việc nâng cao tỷ lệ đẻ ngay từ lứa đầu là con đường ngắn nhất nâng cao tỷ lệ đẻ cho từng trang trại.
2. Tiêu chuẩn cho trại hậu bị
Vị trí xây dựng: Phải biệt lập, cách xa các trại khác
Thời gian nuôi: 3 tháng
Số con trong ô chuồng: từ 6~7 con
Mật độ nuôi: 2 con/ 3,3 m 2
Độ sáng: duy trì độ sáng 220 lux từ 12~16 tiếng/ngày
Dạng nền: sử dụng nền xi măng, chú ý giữ chân rắn chắc, phòng ngừa viêm khớp
Máng ăn: cho từng cá thể
Với nông trại quy mô 200 nái tỷ lệ thay đàn mỗi năm là 40 % thì mỗi năm cần 80 nái hậu bị, mỗi tháng cần nhập 6~7 con hậu bị.
Thông thường sau 3 tháng cách ly số heo hậu bị bình quân sẽ là 20 con. Chính vì thế diện tích chuồng trại cần là 33m 2 . Có 2 hình thức nhập heo hậu bị ở nông trại là nhập mỗi tháng, thứ hai là 3 tháng nhập một lần, mỗi năm nhập 4 lần.
Nếu nông trại thuần dưỡng cách ly không có sự cố gì thì khuyến cáo nên nhập heo mỗi tháng. Nếu nông trại không an toàn với dịch bệnh thì khuyến cáo nên nhập heo 3 tháng một lần.
Tình hình năng suất sau khi cải tiến:
Phân loại | Trước cải tiến ( nuôi tại chuồng heo thịt thông thường ) | Sau cải tiến ( nuôi tại chuồng hậu bị và có khu vận động ) | ||
Tổng số con nhập | 522 con | 184 con | ||
S ự cố chân | 25 | 4,8 % | 4 | 2,4 % |
Không mang thai (Không lên giống) | 32 | 6,1 % | 1 | |
Bệnh hô hấp | 12 | 2,3 % | 3 | 1,8 % |
Nguyên nhân khác | 29 | 5,6 % | 2 | 1,2 % |
Nái hậu bị có vấn đề | 98 | 18,8 % | 10 | 5,4 % |
Nái hậu bị chuyển lên nái | 424 | 81,2 % | 174 | 94,6 % |
Dựa vào kết quả bảng trên, sau khi làm trại hậu bị tỷ lệ chuyển lên nái từ 81,2 % lên tới 94,6 %.
3. Kết luận
Trong nông trại, giá trị của heo hậu bị rất lớn và quan trọng nhưng các thiết bị và chuồng trại chuyên dụng cho heo hậu bị đến nay vẫn còn nhiều thiếu sót.
Nhập heo hậu bị khỏe mạnh , không dịch bệnh , năng lực di truyền tốt, sử dụng các thiết bị chuyên dụng , sau 3 tháng cách ly và thuần dưỡng được đưa vào phối là cách quản lý tối ưu nhất.
Hậu bị là bộ mặt tương lai của nông trại nếu đầu tư hợp lý vào đó thì sẽ nâng cao được năng suất trại sau này.
® Kiến Khức Chăn Nuôi giữ bản quyền nội dung trên website này
Có thể bạn quan tâm
Nhu cầu sắt (Fe) cho heo con mỗi ngày cần 7 – 16mg hoặc 21mg/1kg tăng trọng để duy trì mức độ Hemoglobin (hồng cầu) và Fe dự trữ cho cơ thể tồn tại và phát triển.
Sau khi cai sữa lợn con, lợn nái có biểu hiện động dục trở lại vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 (chiếm 85-90%). Nếu 10 ngày sau khi cai sữa lợn con, lợn nái không thấy động dục, xem như chậm động dục.
Phương pháp nuôi heo nái sinh sản nhiều, tỷ lệ sống của heo con cao