Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Heo hậu bị là bộ mặt của nông trại

Heo hậu bị là bộ mặt của nông trại
Publish date: Wednesday. September 9th, 2015

Trong thời gian gần đây, các trang trại đã nhận thức được tầm quan trọng của trại hậu bị nên số nông trại xây dựng trại hậu bị đã gia tăng. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều trang trại không có trại hậu bị, hoặc có trại nhưng dơ và nóng. Trại hậu bị phải có những trang thiết bị phù hợp để nâng cao năng suất heo.

1. Tầm quan trọng của việc quản lý heo hậu bị

Nái lứa đầu chiếm từ 20~25 % tổng số nái toàn trại, số nái này chiếm tỷ lệ cao nhất trong trại. Chính vì vậy năng suất nái lứa đầu quyết định năng suất của toàn trại.

Để nâng cao năng suất PSY toàn trại, con đường ngắn nhất là nâng cao năng suất nái lứa đầu.

Theo lứa đầu , nếu số con đẻ ra chỉ chênh lệch 2 con thì trong suốt vòng đời nái số con chênh lệch lên tới 6,8 con. Vì vậy quản lý nái lứa đầu rất quan trọng ảnh hưởng tới lợi ích sau này của toàn trang trại.

Tại đại đa số các trang trại tỷ lệ đẻ của heo hậu bị rất thấp. Và chênh lệch tỷ lệ đẻ heo hậu bị của từng trang trại là rất lớn. Chính vì vậy, việc nâng cao tỷ lệ đẻ ngay từ lứa đầu là con đường ngắn nhất nâng cao tỷ lệ đẻ cho từng trang trại.

2. Tiêu chuẩn cho trại hậu bị

Vị trí xây dựng: Phải biệt lập, cách xa các trại khác

Thời gian nuôi: 3 tháng

Số con trong ô chuồng: từ 6~7 con

Mật độ nuôi: 2 con/ 3,3 m 2

Độ sáng: duy trì độ sáng 220 lux từ 12~16 tiếng/ngày

Dạng nền: sử dụng nền xi măng, chú ý giữ chân rắn chắc, phòng ngừa viêm khớp

Máng ăn: cho từng cá thể

Với nông trại quy mô 200 nái tỷ lệ thay đàn mỗi năm là 40 % thì mỗi năm cần 80 nái hậu bị, mỗi tháng cần nhập 6~7 con hậu bị.

Thông thường sau 3 tháng cách ly số heo hậu bị bình quân sẽ là 20 con. Chính vì thế diện tích chuồng trại cần là 33m 2 . Có 2 hình thức nhập heo hậu bị ở nông trại là nhập mỗi tháng, thứ hai là 3 tháng nhập một lần, mỗi năm nhập 4 lần.

Nếu nông trại thuần dưỡng cách ly không có sự cố gì thì khuyến cáo nên nhập heo mỗi tháng. Nếu nông trại không an toàn với dịch bệnh thì khuyến cáo nên nhập heo 3 tháng một lần.

Tình hình năng suất sau khi cải tiến:

Phân loại

Trước cải tiến ( nuôi tại chuồng heo thịt thông thường )

Sau cải tiến ( nuôi tại chuồng hậu bị và có khu vận động )

Tổng số con nhập

522 con

184 con

S ự cố chân

25

4,8 %

4

2,4 %

Không mang thai (Không lên giống)

32

6,1 %

1

Bệnh hô hấp

12

2,3 %

3

1,8 %

Nguyên nhân khác

29

5,6 %

2

1,2 %

Nái hậu bị có vấn đề

98

18,8 %

10

5,4 %

Nái hậu bị chuyển lên nái

424

81,2 %

174

94,6 %

Dựa vào kết quả bảng trên, sau khi làm trại hậu bị tỷ lệ chuyển lên nái từ 81,2 % lên tới 94,6 %.

3. Kết luận

Trong nông trại, giá trị của heo hậu bị rất lớn và quan trọng nhưng các thiết bị và chuồng trại chuyên dụng cho heo hậu bị đến nay vẫn còn nhiều thiếu sót.

Nhập heo hậu bị khỏe mạnh , không dịch bệnh , năng lực di truyền tốt, sử dụng các thiết bị chuyên dụng , sau 3 tháng cách ly và thuần dưỡng được đưa vào phối là cách quản lý tối ưu nhất.

Hậu bị là bộ mặt tương lai của nông trại nếu đầu tư hợp lý vào đó thì sẽ nâng cao được năng suất trại sau này.

® Kiến Khức Chăn Nuôi giữ bản quyền nội dung trên website này


Related news

Cách khắc phục mụn cóc xuất huyết trên da dịch hoàn heo đực giống Cách khắc phục mụn cóc xuất huyết trên da dịch hoàn heo đực giống

Mụn cóc trên da dịch hoàn là một dạng bệnh ưng thư mô bì mà nguyên nhân có thể là do tác động của siêu vi trùng, thông thường loại mụn cóc này ít di chuyển vào phủ tạng nhưng riêng đối với trường hợp trên da dịch hoàn heo đực thường bộc phát mạnh và nhất là đực giống ở tuổi thứ 2 trở đi.

Wednesday. December 23rd, 2015
Bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm Bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm

Viêm teo mũi lợn là một bệnh truyền nhiễm, bênh có biểu hiện đặc trưng là viêm cata mũi và xoang mũi gây teo sống mũi hoặc làm cong bã mía mũi.

Wednesday. December 23rd, 2015
Chăm sóc cho heo nái đủ sữa Chăm sóc cho heo nái đủ sữa

Hiện tượng heo (lợn) nái đẻ thiếu sữa là do lúc mang thai không được ăn uống đầy đủ thức ăn cũng như dưỡng chất cần thiết. Vì thế nên khi bú, heo con phải nhồi nhiều làm đau vú, heo mẹ sợ không cho con bú hoặc cho rất ít, không đủ no.

Wednesday. December 23rd, 2015
Chăm sóc lợn rừng nái trong giai đoạn đẻ Chăm sóc lợn rừng nái trong giai đoạn đẻ

Các biểu hiện của lợn mẹ sắp sinh: Nắn bầu vú lợn mang thai cuối kỳ thấy có sữa, người chăm sóc hiểu rằng lợn sẽ đẻ trong vòng 24 giờ nửa. Lợn có biểu hiện phá ủi nền chuồng, gặm đất, cắn cỏ, tha rơm rác về tạo ổ đẻ.

Thursday. December 24th, 2015
Cách chăm sóc lợn rừng đực giống Cách chăm sóc lợn rừng đực giống

Chuồng nuôi thoáng, không bị gió lùa, mưa tạt, không bị trơn trượt hay quá nhám, gồ ghề. Nên bố trí sân chơi rộng (sân cỏ hoặc sân cát) để lợn vận động. Để tránh chúng tấn công nhau không nuôi chung nhiều lợn đực trong cùng 1 ô.

Thursday. December 24th, 2015