Heo Giảm Giá, Chăn Nuôi Nhỏ Khốn Đốn Ở Đồng Nai

Giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh đã khiến nhiều nông dân Xuân Lộc (Đồng Nai) thua lỗ nặng, một số hộ không còn khả năng tái đầu tư đành ngậm ngùi để chuồng trống.
Sau Tết Nguyên đán, giá heo hơi sụt giảm mạnh, từ 40 ngàn đồng/kg, nay chỉ còn khoảng 32 - 33 ngàn đồng/kg - mức giá thấp kỷ lục trong vòng 5 năm trở lại đây. Anh Nguyễn Văn Thanh (ấp Tân Bình 1, xã Lang Minh) cho biết, gia đình sắp xuất chuồng 27 con heo thịt, song với giá bán chỉ còn 32 ngàn đồng/kg, mỗi con heo sẽ lỗ từ 180 - 200 ngàn đồng. Theo tính toán của các hộ chăn nuôi tại huyện Xuân Lộc, mỗi con heo từ khi lọt lòng đến thời điểm xuất bán khoảng 5 tháng. Hộ nào tự sản xuất heo giống, tự mua nguyên liệu về trộn cám thì chi phí cho một con heo từ khi bắt đầu nuôi đến ngày bán tốn khoảng 3,5 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu phải mua con giống và mua thức ăn chăn nuôi thì chi phí đầu tư sẽ đội lên thêm từ 400 - 500 ngàn đồng/con. Với giá heo hiện nay, người chăn nuôi sẽ cầm chắc phần thua lỗ trên dưới 500 ngàn đồng/con. Giá heo giảm mạnh, nhiều hộ nông dân rơi vào cảnh túng quẫn vì không biết xoay xở đâu ra tiền để trả cho chủ đại lý cám, chưa kể một số hộ còn vay tiền ngân hàng về đầu tư, khiến cho khó khăn thêm trầm trọng. Theo thống kê, tổng đàn heo trên địa bàn huyện Xuân Lộc khoảng 300 ngàn con, trong đó chăn nuôi hộ gia đình chiếm gần 50%, số còn lại là chăn nuôi tập trung ở các trang trại. Trước tình hình giá cả bấp bênh như hiện nay, người chăn nuôi rất mong muốn thị trường đầu ra ổn định, bền vững hơn.Có thể bạn quan tâm

Một trong những nguyên nhân khiến giá hàng hóa giảm mạnh trong thời gian qua là lo ngại về triển vọng nhu cầu nguyên liệu liệu của Trung Quốc khi tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này bị giảm sút.

Khi có thông tin về việc sử dụng chất cấm hay chất tăng trọng,chất tạo nạc trong chăn nuôi heo xuất hiện trên các kênh truyền thông,nhiều người tiêu dùng đã quay lưng lại với loại thịt này.

Sau khi đồng Nhân dân tệ (NDT) liên tục phá giá, nhiều lĩnh vực xuất khẩu (XK) chịu tác động, trong đó mặt hàng gạo xuất khẩu đang đối mặt với không ít khó khăn từ việc ép giá, phá vỡ hợp đồng của không chỉ đối tác Trung Quốc mà từ các đầu mối nhập khẩu tại một số thị trường khác.

8 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu ba mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam là cà phê, cao su, gạo liên tục trong tình trạng sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 7 và 8, các nhà máy sản xuất đạm Cà Mau, đạm Ninh Bình và đạm Hà Bắc đều tạm ngừng hoạt động một thời gian để bảo dưỡng định kỳ. Tuy nhiên, dự kiến nguồn cung phân đạm nói chung và ure nói riêng sẽ tiếp tục ổn định.