Hệ Lụy Đã Được Báo Trước!

Câu chuyện nông dân ồ ạt trồng một loại cây nào đó đang được giá không mới đối với vùng Tây Nguyên, mà điều đáng nói là dẫu hệ lụy đã được báo trước nhưng nhiều nông dân vẫn bất chấp rủi ro.
Bằng chứng gần đây nhất là mới bắt đầu mùa khô năm 2013-2014, nhưng đã có hàng trăm héc-ta lúa vụ đông xuân ngoài vùng quy hoạch ở các địa phương trong tỉnh Đắk Lắk đã phải đối mặt với tình trạng thiếu nước và nguy cơ bị mất trắng. Để cứu lúa, không ít nông dân đầu tư cả chục triệu đồng đào giếng, mua máy bơm, lắp đặt ống nước khắp các cánh đồng; thậm chí nhiều người còn che lán trại, đùm túm cả gia đình ăn, ở ngoài đồng để bơm nước chống hạn. Chi phí mỗi đợt tưới cho một sào lúa mất vài trăm nghìn đồng.
Một lão nông ở xã Krông Buk (huyện Krông Pak) nhẩm tính, nếu cộng tất cả các chi phí như: giống, phân, nước tưới, công chăm sóc, công thu hoạch thì chỉ… vừa đủ lấy công làm lời! Những năm thời tiết “đỏng đảnh” thì mất trắng, nhưng nếu bỏ đất trống thì tiếc! Gần đây nhất, hàng trăm người trồng mía ở hai vùng nguyên liệu trọng điểm của tỉnh “đứng ngồi không yên” do sức mua chậm.
Nhiều ruộng mía quá thời kỳ thu hoạch trổ cờ trắng xóa một vùng; xót xa hơn là nhiều diện tích mía chặt đã gần chục ngày vẫn chưa được xếp lịch nhập cho nhà máy. Nhìn tài sản sau một năm làm lụng vất vả bị hao hụt ngay trên đồng ruộng nhưng người trồng mía…đành lực bất tòng tâm. Ngoài nguyên nhân giá đường giảm, đáng lo ngại là tình trạng diện tích trồng mía tăng mạnh, kéo theo sản lượng mía tăng vượt năng lực chế biến của các nhà máy nên việc tiêu thụ càng thêm khó khăn.
Điều đáng nói là, hiện nay các doanh nghiệp chế biến không đầu tư trực tiếp cho nông dân mà đầu tư qua khâu trung gian nên việc sản xuất, chế biến mía chưa có sự phối hợp đồng bộ, gây nên những biến động khôn lường về thị trường.
Vụ đông xuân 2013-2014, huyện Krông Bông trồng hơn 110 ha dưa hấu, tăng hơn 40 ha so với năm trước, tuy nhiên đầu ra cho loại cây trồng này thì không ai bảo đảm.
Không riêng cây lúa, cây mía, hiện nhiều loại cây trồng đã vượt khỏi tầm kiểm soát của cơ quan chức năng. Điều này không chỉ phá vỡ quy hoạch mà còn gây ra nhiều hệ lụy như mạnh ai nấy làm, tư duy sản xuất lạc hậu, thấy có lợi là chạy theo phong trào mà không cần biết sẽ bán đi đâu, giá cả thế nào. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch, một số địa phương không có sự kiểm tra, kiểm soát, không có đánh giá, khuyến cáo thường xuyên… nên dẫn đến tình trạng nông sản ế ẩm, ngành chức năng mới biết.
Việc giá các loại nông sản giữ ổn định ở mức cao là điều đáng mừng, nhờ đó nhiều nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, việc người dân đổ xô vào trồng tiêu, mía, lúa…nằm ngoài dự báo của ngành nông nghiệp và dẫn đến nhiều hệ lụy cũng đã được cảnh báo. Điệp khúc “trồng-chặt, chặt-trồng” vẫn là bài học chưa muộn đối với tất cả bà con nông dân và ngành chức năng...
Related news

Thời gian qua, ngành Nông nghiệp các địa phương đã đẩy mạnh việc giúp dân phòng, chống sâu bệnh trên các loại cây trồng nhằm đảm bảo vụ đông xuân đạt năng suất cao.

Gia đình anh Nguyễn Xuân Phúc, thôn Đắk Tiên, xã Đắk N’Drung (Đắk Song) đã nuôi gà thả vườn hơn 3 năm nay. Trong khu vườn cà phê gần 3 sào, gia đình anh đã đầu tư xây dựng chuồng trại, giăng lưới xung quanh vườn để nuôi từ 1.000 đến 2.000 con.

Theo báo cáo của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Quảng Ninh, từ đầu năm đến nay, số ngày bám biển của bà con ngư dân bình quân đạt từ 19-25 ngày/tháng đối với tàu khai thác ven bờ; 15-20 ngày/tháng đối với tàu khai thác xa bờ. Sản lượng khai thác đạt hơn 11.800 tấn, tăng trên 4% so với cùng kỳ.

Ở nước ta, nuôi trâu chủ yếu để lấy sức kéo nên tiềm năng sản xuất trâu thịt hầu như không được chú ý đến. Thực chất thịt trâu giống như thịt bò về nhiều tính chất cơ bản: cấu trúc, thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng, vị ngon. Thịt nghé non, trâu tơ hoặc trâu nuôi chuyên thịt là loại thịt rất ngon, giá bán rất cao.

Đến tại thời điểm giữa tháng 4-2014 lúa đông- xuân đã làm đòng, một số nơi trổ rải rác. Thời gian qua bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa phát triển khá mạnh, diện tích bị nhiễm trên 500 ha.