Hậu Giang thả hơn 1,4 tấn cá giống nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản
Đây là hoạt động thường niên của các ngành chức năng để khôi phục và tái tạo nguồn lợi thủy sản; đặc biệt, thông qua chương trình nhằm tuyên truyền cho người dân từng bước thay đổi nhận thức trong việc đánh bắt ngày càng mang tính tận duyệt các nguồn thủy sản như hiện nay, đồng thời chung tay cùng với các cấp chính quyền thực hiện tốt việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho thế hệ mai sau.
Theo đó, đã có hơn 1,4 tấn cá giống, gồm một số loại như: cá trê vàng, cá tra, cá chạch lấu, cá hô, mè vinh, mè trắng… được thả xuống dòng sông Cái Lớn để trở về với tự nhiên, tổng kinh phí hơn 104 triệu đồng. Đây là số tiền được vận động từ một số sở, ban ngành tỉnh, các địa phương, doanh nghiệp, vị chức sắc và bà con trên địa bàn tỉnh.
Cùng thời điểm với điểm thả cá tại huyện Long Mỹ, UBND huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy cũng tổ chức Lễ thả cá tương tự trên sông Cái Dầu và Cái Côn.
Có thể bạn quan tâm
Theo ước tính của cơ quan chuyên môn, lượng rau xanh, rau củ trồng bán Tết toàn tỉnh Bắc Giang ước khoảng 4 nghìn ha, tập trung tại các huyện: Lục Nam, Lạng Giang, Tân Yên, Yên Dũng. Các loại rau chủ yếu gồm: Su hào, cải bắp, cà rốt, cà chua, súp lơ, hành, khoai tây… Sản lượng đạt hàng trăm nghìn tấn, bảo đảm cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
Theo dự báo vụ Đông Xuân 2014 - 2015, hiện tượng El Nino có khả năng xuất hiện ở nước ta sẽ khiến cho lượng mưa bị thiếu hụt, gây tình trạng thiếu nước và khô cạn cục bộ, đòi hỏi ngành nông nghiệp phải chủ động xây dựng các phương án, chủ động khắc phục khó khăn.
Theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam, do thời tiết không thuận lợi, thiếu hụt nước tưới tiêu, mùa mưa trong năm đến sớm nhưng lượng mưa thấp; dự báo sản lượng cà phê vụ 2014 - 2015 sẽ giảm từ 20% - 25% so với vụ trước. Cà phê Robusta ở Tây Nguyên còn bị “cúm” khi ra hoa, khô hạn nhiều vùng.
Trước đó, vào tháng 11/2013, ông Giàng Seo Sì (dân tộc Mông, ở thôn Nàng Cảng, xã Si Ma Cai) đã đầu tư trồng 0,9 ha cây tam thất tại thôn Hòa Sử Pan, xã Sán Chải, trở thành người đầu tiên ở Si Ma Cai trồng loại cây này với quy mô lớn, tập trung. Cây tam thất sẽ cho thu hoạch sau 3 năm trồng và theo ước tính của ông Sì, mỗi ha cho lãi không dưới 1 tỷ đồng.
Cây trôm là một phát hiện thú vị của huyện Tuy Phong (Bình Thuận), một minh chứng cho nỗ lực biến khó khăn, thách thức thành lợi thế của người nông dân ở vùng đất khô hạn nhất nước này.