Hậu Giang Đã Quy Hoạch Khoảng 2.000 Ha Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản Tập Trung

Theo UBND tỉnh Hậu Giang, tiềm năng đất, nước về nuôi thủy sản và nuôi cá lồng, cá bè rất thuận lợi, đặc biệt là tiềm năng nuôi cá tra, cá da trơn còn rất lớn.
Đến nay, Hậu Giang đã quy hoạch khoảng 2.000ha, tập trung các xã vùng ven sông Hậu và mở rộng ra theo yêu cầu phát triển để cho thuê hoặc giao đất cho các nhà đầu tư thả nuôi, chế biến thủy sản xuất khẩu.
Cùng với đó là xây dựng thương hiệu “Cá thát lát” giống và thịt để quảng bá đặc sản này của địa phương. Định hướng đến năm 2020, diện tích nuôi chuyên canh, thâm canh và bán thâm canh trên toàn tỉnh có thể lên đến 3.500ha, sản lượng 152.000 tấn, trong đó chủ yếu là cá da trơn chiếm 47% diện tích, nhưng chiếm đến 74% sản lượng.
Có thể bạn quan tâm

Năm 1996, Cty Thương mại Nông nghiệp Charoen Pokphand (C.P) đã sản xuất giống cá rô phi đỏ Tabtim nuôi trong lồng bằng cách lai chéo giống rô phi đen, rô phi đỏ Đài Loan và giống rô phi đỏ Florida.

Sau nhiều vụ ốc hương chết hàng loạt, nghề nuôi ốc hương ở Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã dần ổn định và phát triển. Tuy nhiên, do là nghề mang tính tự phát nên bà con ngư dân vẫn lúng túng, bị động khi phát triển nghề này.

Mỹ - nước xuất khẩu thịt bò hàng đầu thế giới – ngày 25/4 (giờ Việt Nam) cho biết đã phát hiện một trường hợp bò điên ở bang California. Nước này cũng đang ra sức trấn an người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Những ngày gần đây, thời tiết nắng gắt, oi nồng, gây cảm giác khó chịu nhưng với người dân vùng biển xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, Thái Bình thì cái nắng này còn mang vị mặn chát của nước mắt.

Những năm gần đây, phong trào nuôi ba ba thịt, ba ba giống đã đem lại nguồn thu nhập khá ổn định và cải thiện được cuộc sống gia đình của nhiều hộ dân, trong đó có người dân ở xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang