Hậu Giang Cần Sớm Quy Hoạch Vùng Nuôi Cá Tra

Ngày 21-10, Đoàn Công tác của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) do ông Trần Công Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh, cùng đại diện một số trung tâm, chi cục trực thuộc sở nhằm kiểm tra việc quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản; cũng như việc triển khai thực hiện Nghị định 36 của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra trên địa bàn tỉnh.
Tại đây, ông Trần Công Khôi đề nghị ngành nông nghiệp tỉnh có kế hoạch quản lý vật tư thủy sản đầu vào thật chi tiết, cụ thể. Đồng thời, sớm thực hiện hoàn thành công tác quy hoạch vùng nuôi cá tra theo Nghị định 36 của Chính phủ.
Trong quá trình thực hiện, cần quan tâm hướng dẫn các địa phương chuẩn bị nguồn cá tra giống đảm bảo yêu cầu về chất lượng; tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tham gia quy trình chăn nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn VietGAP; cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các hộ thả nuôi trong vùng quy hoạch; đăng ký sản lượng sát với tình hình thực tế…
Từ đầu năm đến nay, Chi cục Thủy sản Hậu Giang đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, đánh giá phân loại nhiều cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản và cơ sở sản xuất giống thủy sản trên địa bàn.
Qua đó, đã xét đánh giá 15 cơ sở đạt loại A, 27 cơ sở loại B, 4 cơ sở loại C, 5 cơ sở chưa đăng ký kinh doanh và 17 cơ sở cam kết ngưng hoạt động. Riêng việc thực hiện Nghị định 36 của Chính phủ, Chi cục Thủy sản tỉnh đã triển khai đến các hộ nuôi cá tra ở 3 huyện, thị xã trên địa bàn là Phụng Hiệp, Châu Thành, Ngã Bảy, với 150 lượt người tham dự.
Sau buổi làm việc, Đoàn đã tiến hành kiểm tra thực tế công tác quản lý, sử dụng đàn cá tra bố mẹ chọn giống tại Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang và công tác quản lý, đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Related news

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Krông Nô (Đắk Nông) thì trên địa bàn huyện hiện có khoảng 150-170 ha diện tích mặt nước đang được khoảng 600 hộ dân tận dụng để nuôi trồng thủy sản.

Nhằm bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản góp phần đưa ngành Thủy sản phát triển nhanh, các địa phương đang tập trung chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.

Từ ngày 31/7 đến nay, tại 2 huyện Thái Thụy và Tiền Hải (Thái Bình) đã xảy ra hiện tượng ngao nuôi bị chết. Ngay sau khi nhận được thông tin từ phía địa phương, Chi cục Nuôi trồng thủy sản (NTTS) và các đơn vị liên quan đã phối hợp đi kiểm tra tình hình thực tế tại các xã có diện tích nuôi ngao.

An Thủy (Ba Tri) và Bình Thắng (Bình Đại) được xem là 2 làng nghề thủy sản đặc trưng của Bến Tre. Hàng năm, một lượng lớn sản phẩm thủy sản được sản xuất và bán đi nhiều nơi trong và ngoài tỉnh, nhưng giá trị kinh tế lại không cao. Một trong những nguyên nhân chính là hầu hết sản phẩm của làng nghề được bán đại trà, không có thương hiệu riêng.

Thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ (KH-CN) xây dựng mô hình nuôi thỏ New Zealand”, tháng 8 năm 2013, Sở KH-CN đã hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật phát triển mô hình nuôi thỏ cho gia đình chị Đỗ Thị Thảo, ở khu phố 3, thị trấn Nga Sơn (Thánh Hóa).