Tổ Hợp Tác Sản Xuất Sò Huyết Hoạt Động Hiệu Quả

Trước đây phong trào nuôi sò huyết ở ấp Xẻo Lá A (xã Tân Thạnh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) chỉ mang tính nhỏ lẻ, hiệu quả sản xuất không cao, do dịch bệnh thường xuyên xảy ra.
Được sự khuyến khích, hỗ trợ của chính quyền địa phương, Hội Nông dân huyện An Minh đã vận động những hộ nuôi sò huyết trong Ấp thành lập Tổ hợp tác để cùng nhau sản xuất sò huyết đạt hiệu quả.
Sau gần 7 năm thành lập, với 8 thành viên tham gia, tổng diện tích thả nuôi sò huyết là 20,5ha, đến nay số thành viên này vẫn được duy trì với mức thu nhập bình quân mỗi hộ từ 120-150 triệu đồng/ha/năm.
Nhờ có Tổ hợp tác, các xã viên có cơ hội được Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện hỗ trợ cho vay 20 triệu đồng mỗi hộ, Liên minh Hợp tác xã tỉnh tập huấn bồi dưỡng kiến thức về kinh tế hợp tác xã và được tìm tòi học hỏi những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc quản lý và nuôi sò như: kỹ thuật nuôi, bón phân gây màu tạo thức ăn tự nhiên cho sò, chọn thời điểm thả giống, chăm sóc và quản lý, giá cả thị trường…
Nguyên tắc hoạt động của các Tổ hợp tác là: Trước mỗi mùa vụ các thành viên cùng nhau bàn bạc việc mua con giống đạt chất lượng và giá cả hợp lý, chọn địa điểm mua để tiết kiệm chi phí, chọn thời điểm thả giống, cùng nhau bảo vệ dịch hại và cùng bàn biện pháp giải quyết khi gặp vấn đề khó khăn.
Hình thức hoạt động này đã giúp Tổ hợp tác quản lý và chăm sóc sò đạt hiệu quả, giảm thiểu dịch bệnh, từ đó tăng năng suất, thu nhập cho mỗi gia đình; đồng thời tình đoàn kết của bà con ngày càng thêm gắn bó.
Theo các xã viên, sò huyết giống bắt đầu thả vào khoảng tháng 4-5, số lượng thả 1 tấn sò giống/ha, đến thời điểm giao mùa khoảng tháng 9-10 sò thường bị nhiễm bệnh, các xã viên thường liên hệ với cán bộ kỹ thuật của xã, huyện, tỉnh để xử lý nhằm hạn chế rủi ro. Sau thời gian nuôi từ 10-12 tháng, sò cho thu hoạch, năng suất đạt bình quân 10 tấn sò thịt/ha.
Ngoài tăng thu nhập cho các xã viên trong Tổ, hàng năm Tổ hợp tác giải quyết việc làm cho từ 10-20 lao động ở địa phương, ủng hộ tiền xây dựng giao thông nông thôn trong xã từ 1-2 triệu đồng và các nguồn quỹ phúc lợi khác.
Với những kết quả đạt được trong những năm qua, Tổ hợp tác đã đạt danh hiệu tập thể sản xuất kinh doanh giỏi.
Có thể bạn quan tâm

Nằm trong Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên, Tổ hợp tác trang trại Sơn Ngọc (thôn Ngọc Sơn Tây, xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa) thường xuyên tìm những loại cây trồng mới, ứng dụng kỹ thuật mới để cho ra sản phẩm chất lượng. Mãng cầu đang là sản phẩm nổi bật của tổ hợp tác này.
Ông Trương Văn Đôn là người đã biết cách làm giàu từ 3 ha trồng cây na cho thu nhập gần 700 triệu đồng mỗi năm.

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thuỷ văn Hà Tĩnh, những ngày tới, trên địa bàn chịu ảnh hưởng rãnh áp thấp bị nén bởi lưỡi áp cao lạnh lục địa và đới gió Đông trên cao có xu thế hoạt động mạnh lên, nên từ ngày 15-19/9, sẽ xuất hiện đợt mưa lớn diện rộng toàn tỉnh.

Ngày 9/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai đã công bố kết quả kiểm tra, giám sát đối với 6 hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Biên Hòa.

Theo tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, phần lớn diện tích lúa hè thu đang bước vào giai đoạn làm đòng, chín sữa. Do tác động xấu của thời tiết nên nhiều diện tích lúa bị sâu, bệnh gây hại.